Bước chân vào ngành xây dựng bạn sẽ như vào một đất nước khác – bạn sẽ cần phải học một ngôn ngữ mới. Cho dù bạn thảo luận chi tiết công việc với nhà thầu, làm việc với tư vấn giám sát hoặc sử dụng phần mềm dự toán, các thuật ngữ được sử dụng có thể gây hiểu nhầm và khó khăn cho những người không quen với các thuật ngữ như “takeoff”, “tender”, “grubbing”. Trong khi nghĩa chuyên ngành của các thuật ngữ đó lần lượt là “đo bóc”, “dự thầu”, “đào bóc lớp hữu cơ” thì có người dịch là “cất cánh”, “dịu dàng” hoặc “xới đất”…
Từ số này trở đi, chúng tôi mở thêm mục Tiếng Anh chuyên ngành trên Tạp chí. Với việc giới thiệu thường xuyên các thuật ngữ xây dựng như dưới đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp giảm bớt những khó khăn mà bạn có thể gặp phải trong công việc, ví dụ như trao đổi với các đồng nghiệp trong các dự án xây dựng có yếu tố nước ngoài. Chúng tôi sẽ không thể để xác định tất cả các thuật ngữ mà bạn có thể nghe thấy, nhưng đây là một số thuật ngữ thường được sử dụng mà bạn có thể gặp trong nhiều tình huống khi tham gia các hoạt động xây dựng..
1. Contractor – An organization or individual who is licensed to supply laborers and materials for a specified price. General contractors normally hire specialty contractors, or subcontractors, for specific tasks. 2. Rise – A measurement of the vertical dimensions of a roof or stairs. 3. Building Code – The legal requirements mandated by governmental agencies to ensure structural and personal safety. 4. Takeoff – An estimate of all the materials needed to complete a job. 5. Pitch – A ratio that represents the slope of a roof, which is the vertical rise divided by the horizontal span. 6. Gantt Chart – A visual representation of the scheduled activities for a project. It is usually color-coded and displays start dates, finish dates and other time-sensitive activities. 7. Masonry – Refers to materials such as brick, concrete, rock or any type of stonework. 8. Bid – A formal proposal made by a contractor that includes the estimated price and timeframe for the project. 9. Bidding documents – All documents prepared by procuring entity which specify requirements for a bidding package and serve as basis for bidders to prepare their bids and for procuring entity to evaluate bids. 10. Sistering – Reinforcing a part of a frame or beam by joining it with another piece of lumber. 11. Joist – Wooden boards that support a floor or ceiling, which are themselves supported by beams or bearing walls. 12. Load Bearing Wall – A wall in a structure that bears the weight above it and conducts the weight of the load into the foundation below. 13. Kicker – A supplementary brace used to support a wall structure or foundation. 14. Water Table – The level at which the ground you’re working in is saturated with water. 15. Grubbing – The removal of trees, shrubs and other obstacles in preparation for construction. 16. Building Envelope – The outer shell of a structure that separates the interior from the exterior. 17. Flashing – Using sheet metal or other impervious materials to prevent water leaking through the roof or walls. 18. Supplier – A company or individual that supplies the materials and/or equipment to the contractor for the project. 19. Bench Mark – A permanent mark to use as a reference point to determine elevation. 20. Change Order – If changes are made to the original agreement, this document explains the adjustments to the schedule and price. |
1. Nhà thầu – Một tổ chức hay cá nhân được cấp phép cung ứng lao động và vật liệu với một mức giá xác định. Các nhà thầu (chính) thường thuê các nhà thầu chuyên ngành hoặc nhà thầu phụ để thực hiện các công việc cụ thể. 2. Chiều cao – Một thông số thể hiện các kích thước theo phương đứng của một mái hoặc cầu thang. 3. Quy chuẩn xây dựng – Các yêu cầu pháp lý do các cơ quan chính phủ (cấp có thẩm quyền) quy định để đảm bảo an toàn cho kết cấu công trình và con người. 4. Bóc tách – Một bản dự tính tất cả các vật liệu cần thiết để hoàn thành một công việc. 5. Độ dốc – Một tỷ lệ thể hiện độ dốc của mái, được tính bằng tỷ số giữa chiều cao theo phương thẳng đứng và chiều dài theo nhịp ngang. 6. Biểu đồ Gantt – Một sự thể hiện trực quan của các hoạt động được lập tiến độ cho một dự án. Các thanh biểu đồ thường được đánh màu và thể hiện ngày bắt đầu, ngày kết thúc và các hoạt động khác có liên quan đến thời gian. 7. Khối xây – Đề cập đến các vật liệu như gạch, bê tông, đá hoặc các loại đá ốp. 8. Hồ sơ thầu – Một đề xuất chính thức của nhà thầu thường bao gồm giá dự thầu và tiến độ thực hiện. 9. Hồ sơ mời thầu: Là toàn bộ các tài liệu do bên mời thầu lập ra, chỉ rõ các yêu cầu cho một gói thầu và làm cơ sở để các nhà thầu lập hồ sơ dự thầu của họ và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. 10. Nẹp – Gia cố một phần của một hệ khung hoặc dầm bằng cách kết nối nó với miếng gỗ khác. 11. Dầm đỡ sàn – Các tấm gỗ đỡ sàn hoặc trần, mà bản thân chúng lại được đỡ bởi các dầm hoặc tường chịu lực. 12. Tường chịu lực – Một bức tường trong một kết cấu đỡ tải trọng trên nó (hoặc làm kết cấu bao che) và truyền tải trọng vào móng bên dưới. 13. Thanh đệm, miếng đệm – Một thanh (miếng) bổ sung được sử dụng để đỡ một kết cấu tường hoặc móng. 14. Mực nước – Cao độ mà tại đó đất nền bạn đang thực hiện công việc (như xử lý nền móng) bão hòa nước (có nước ngầm). 15. Đào bóc lớp hữu cơ – Việc loại bỏ các cây, cây bụi và những chướng ngại khác để dọn dẹp mặt bằng cho thi công. 16. Vỏ bọc công trình – Lớp vỏ ngoài của kết cấu ngăn cách bên trong với bên ngoài (cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng…). 17. Tấm ngăn nước – Sử dụng tấm kim loại hoặc vật liệu không thấm nước khác để ngăn nước rò rỉ, thấm qua mái hoặc tường. 18. Nhà cung cấp – Một công ty hoặc cá nhân cung cấp vật liệu và/hoặc các thiết bị cho nhà thầu của dự án. 19. Mốc – Mốc cố định sử dụng như điểm tham chiếu để xác định cao độ. 20. Lệnh thay – Nếu thay đổi được thực hiện so với các thỏa thuận gốc, tài liệu này giải thích những điều chỉnh về tiến độ và giá cả. |
Qua bài này chúng tôi đã giới thiệu với bạn một số thuật ngữ để tham khảo. Giống như khi học ngoại ngữ, bạn sẽ chưa thể nói chuyện, giao tiếp trôi chảy nếu chỉ biết thêm một vài thuật ngữ. Nhưng sự hiểu biết thêm các thuật ngữ thường sử dụng trong xây dựng sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng vững chắc hơn để tự tin trong công việc có yếu tố nước ngoài yêu cầu phải giao tiếp ngôn ngữ Tiếng Anh.
Tác giả: Ths Nguyễn Thế Anh
Giám đốc Trung tâm thông tin, Viện Kinh tế xây dựng