Bộ Xây dựng trả lời Cty CP TNHH Xây lắp Vĩnh Trinh đề nghị hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
Ảnh minh họa
Việc điều chỉnh giá hợp đồng, tiến độ thực hiện hợp đồng, thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan tương ứng với từng thời kỳ.
Theo nội dung công văn số 69/TTr-VT ngày 08/01/2014, hợp đồng có hiệu lực từ ngày 30/12/2010, thời điểm này việc thực hiện hợp đồng theo quy định của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Thông tư số 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
Theo nội dung công văn trên thì hợp đồng ký theo đơn giá cố định. Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 36 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP thì hợp đồng theo đơn giá cố định được điều chỉnh khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh đơn giá nếu được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
Đối với trường hợp dự án bị chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu (chủ đầu tư thay đổi thiết kế, chậm bàn giao mặt bằng...) thì chủ đầu tư phải gia hạn hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho nhà thầu (vật liệu, nhân công, máy thi công,...) do vi phạm hợp đồng theo quy định tại Khoản 2, Điều 42 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP. Giá hợp đồng được điều chỉnh trong cả thời gian gia hạn hợp đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 08/2010/TT-BXD.
Tiền tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. Giá trị hợp đồng tương ứng với số tiền tạm ứng có được điều chỉnh giá hay không phụ thuộc vào nội dung hợp đồng các bên đã thỏa thuận.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 44 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP thì các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết trên cơ sở nội dung của hợp đồng đã ký kết.
Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo Baoxaydung.com.vn
Ông Nguyễn Văn Hùng (TPHCM) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau:
Một gói thầu thi công thực hiện trong 90 kể từ ngày 1/1/2019 đến ngày 1/4/2019, nhưng khi thực hiện được 60 ngày (ngày 2/3/2019) thì bị vướng giải tỏa không thể thi công được. Hai bên thống nhất tạm dừng thi công sau khi có mặt bằng thì mới thực hiện hợp đồng tiếp.
Đến ngày 1/5/2019, khi đã có đủ điều kiện về mặt bằng thi công tiếp, nhưng thời gian thực tế đã vượt 120 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, nên hai bên đã tiến hành điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng từ 90 ngày thành 120 ngày (trong đó có 60 ngày đã thực hiện hợp đồng, 30 ngày bị vướng mặt bằng và 30 ngày còn lại của hợp đồng).
Ông Hùng hỏi, vậy theo Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 09/2016/TT-BXD thì hai bên thống nhất điều chỉnh có cần phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét hay không?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết, phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng.
Theo Khoản 3, Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng: “Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng) thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định”.
Theo nội dung hỏi của ông Hùng, do vướng mắc giải phóng mặt bằng nên không thể thực hiện thi công công trình được, dẫn tới kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng. Do nội dung hỏi chưa nêu rõ thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng trong quy định của hợp đồng đã ký kết nên Bộ Xây dựng chưa đủ cơ sở hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng. Ông Hùng căn cứ quy định nêu trên để thực hiện cho phù hợp.
Cơ quan ông Lê Viết Hoàng (Hà Tĩnh) đang thẩm tra dự toán xây dựng công trình có công tác gia cố hố đào móng bằng cọc cừ Larsen. Vật liệu trong công tác đóng và nhổ cừ được tính như sau: Khối lượng vật liệu hao hụt = 1,17% x lần đóng nhổ + 3,5% x số tháng cọc ở công trình.
Ảnh minh họa
Ông Hoàng hỏi, ngoài ra có phải tính thêm chi phí thuê cừ tương ứng với khối lượng hao hụt vật liệu cọc ở công trình như trên không?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Khối lượng hao phí vật liệu cọc ván thép (cọc Larsen) được quy định tại Chương III tập Định mức dự toán xây dựng số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Theo đó, chi phí cho một lần đóng nhổ cọc Larsen đã bao gồm các chi phí hao hụt cọc tính theo thời gian, môi trường và hao hụt do sứt mẻ, tòe đầu cọc, mũ cọc...
Trường hợp thuê cừ Larsen thì phải căn cứ vào điều kiện thuê (cấu thành đơn giá thuê) để xác định các chi phí dự toán xây dựng cho phù hợp quy định.
Theo Baochinhphu.vn
Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký và trường hợp bất khả kháng.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Văn Nam (Hà Nội) làm vi tại Ban quản lý dự án. Đơn vị của ông có một hợp đồng trọn gói thi công hệ thống thoát nước thải. Trong tiên lượng mời thầu hạng mục cống thoát nước thải là ống cống bê tông cốt thép D300. Do vậy trong hợp đồng hạng mục cống nước thải cũng được ghi là: Ống cống bê tông cốt thép D300.
Tuy nhiên hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (phát hành cùng hồ sơ mời thầu) hạng mục cống thoát nước thải lại ghi là: Ống nhựa UPVC CLASS nối gioăng cao su. Thực tế thi công trên công trường, nhà thầu đã thi công là ống nhựa UPVC CLASS nối gioăng cao su. Ông Nam đề nghị được hướng dẫn thủ tục thanh toán cho hạng mục cống thoát nước nêu trên.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Việc thanh toán, quyết toán, điều chỉnh hợp đồng căn cứ nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng đó.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng thì: “Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và trường hợp bất khả kháng”.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 142 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 thì: “Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận thì áp dụng theo thứ tự quy định tại khoản 2 điều này”.
Các bên căn cứ quy định nêu trên đánh giá thứ tự ưu tiên của các tài liệu kèm theo hợp đồng để thực hiện việc thanh toán cho phù hợp và đúng theo quy định pháp luật, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bên đối với sự sai khác giữa hồ sơ mời thầu, hợp đồng đã ký kết với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.
Theo BaoChinhphu.vn
Ông Phạm Văn Trọng (Hà Nội) hỏi: Căn cứ Nghị định 46/2015/NĐ-CP, hợp đồng thi công xây dựng công trình ký kết giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ thì việc ngân hàng phát hành thư bảo lãnh bảo hành mà người thụ hưởng là nhà thầu chính còn người yêu cầu bảo lãnh là nhà thầu phụ thì có phù hợp với quy định pháp luật không?
Ảnh minh họa
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, quan hệ bảo lãnh bảo hành sản phẩm xây dựng là của bên giao thầu với bên nhận thầu. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư, là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Do nội dung câu hỏi của ông Phạm Văn Trọng chưa nêu rõ nguồn vốn đầu tư xây dựng nên Bộ Xây dựng chưa đủ cơ sở hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, trường hơp hợp đồng trong nội dung câu hỏi thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng được quy định tại Điều 1 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP thì việc ngân hàng phát hành thư bảo lãnh bảo hành mà người thụ hưởng là nhà thầu chính, còn người yêu cầu bảo lãnh là nhà thầu phụ là phù hợp.
Nhà thầu chính phải có trách nhiệm bảo đảm bảo hành theo hợp đồng thầu chính với Chủ đầu tư đảm bảo phù hợp quy định pháp luật.
Theo BaoChinhphu.vn
Ông Nguyễn Văn Hùng (TPHCM) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau:
Một gói thầu thi công thực hiện trong 90 kể từ ngày 1/1/2019 đến ngày 1/4/2019, nhưng khi thực hiện được 60 ngày (ngày 2/3/2019) thì bị vướng giải tỏa không thể thi công được. Hai bên thống nhất tạm dừng thi công sau khi có mặt bằng thì mới thực hiện hợp đồng tiếp.
Đến ngày 1/5/2019, khi đã có đủ điều kiện về mặt bằng thi công tiếp, nhưng thời gian thực tế đã vượt 120 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, nên hai bên đã tiến hành điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng từ 90 ngày thành 120 ngày (trong đó có 60 ngày đã thực hiện hợp đồng, 30 ngày bị vướng mặt bằng và 30 ngày còn lại của hợp đồng).
Ông Hùng hỏi, vậy theo Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 09/2016/TT-BXD thì hai bên thống nhất điều chỉnh có cần phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét hay không?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết, phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng.
Theo Khoản 3, Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng: “Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng) thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định”.
Theo nội dung hỏi của ông Hùng, do vướng mắc giải phóng mặt bằng nên không thể thực hiện thi công công trình được, dẫn tới kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng. Do nội dung hỏi chưa nêu rõ thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng trong quy định của hợp đồng đã ký kết nên Bộ Xây dựng chưa đủ cơ sở hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng. Ông Hùng căn cứ quy định nêu trên để thực hiện cho phù hợp.
Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (Thừa Thiên-Huế), Điều 12 Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định: "Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực có trách nhiệm nhận ủy thác quản lý dự án cho các chủ đầu tư không đủ điều kiện để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định của pháp luật phù hợp với năng lực hoạt động và điều kiện cụ thể của mình.
Việc ủy thác quản lý dự án được thực hiện thông qua hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký kết. Trường hợp người quyết định đầu tư, chủ đầu tư đồng thời là người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực thì việc ủy thác quản lý dự án được thực hiện theo phân giao nhiệm vụ của người quyết định đầu tư và hợp đồng ủy thác quản lý dự án".
Trong quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật của UBND thị xã, chủ đầu tư là UBND xã; hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư hợp đồng với Ban quản lý dự án khu vực để quản lý dự án. UBND xã đã ký hợp đồng tư vấn quản lý dự án với Ban quản lý dự án khu vực để quản lý dự án.
Bà Tâm hỏi, trong trường hợp này, hình thức quản lý dự án được xác định là ủy thác quản lý dự án hay là thuê tư vấn quản lý dự án?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, “đối với cấp huyện: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai trò chủ đầu tư và quản lý dự án do UBND cấp huyện quyết định đầu tư xây dựng”.
Theo đó, đối với trường hợp báo cáo kinh tế - kỹ thuật đã được UBND thị xã quyết định về hình thức quản lý dự án thì chủ đầu tư căn cứ để thực hiện. Đây là trường hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án được người quyết định đầu tư giao.
Đơn vị ông Ngô Duy Linh (Kiên Giang) đang lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường tỉnh. Ông Linh hỏi, gói thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ là gói thầu phi tư vấn hay xây lắp?
Ảnh minh họa
Theo Khoản 9, Điều 4 Luật Đấu thầu thì công tác bảo trì, bảo dưỡng là công tác phi tư vấn. Tuy nhiên đây là dự toán sản phẩm, dịch vụ công ích và được UBND tỉnh phê duyệt dự toán với giá trị 14 tỷ đồng, gồm hạng mục: Công tác quản lý cầu đường, công tác sửa chữa nhỏ mặt đường... được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 9, Điều 4 và Khoản 45 Luật Đấu thầu quy định dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: Logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại Khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại Khoản 8 Điều này; xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
Đối với vấn đề của ông Linh, chủ đầu tư, bên mời thầu căn cứ vào tính chất, điều kiện cụ thể của từng gói thầu và quy định nêu trên để phân loại gói thầu.
Theo Baochinhphu.vn
Ảnh minh họa
Đơn vị bà Đinh Thị Hân (Quảng Ninh) có gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ, giá gói thầu 20 tỷ đồng; phạm vi thực hiện gồm cung cấp thiết bị lắp đặt và đấu nối chiếu sáng. Trong đó, phần cung cấp thiết bị là 19 tỷ đồng, phần lắp đặt 1 tỷ đồng.
Bà Hân lập hồ sơ mời thầu theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT (mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa) có bổ sung các yêu cầu và phần tiêu chuẩn đánh giá về năng lực lắp đặt.
Tuy nhiên, đơn vị tư vấn lại không đồng ý quan điểm và có ý kiến phải lập hồ sơ mời thầu theo mẫu Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT (mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp) mới đúng.
Bà Hân hỏi khi lập hồ sơ mời thầu gói thầu trên áp dụng theo Thông tư nào là đúng?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 23, 25, 45, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế; xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
Đối với câu hỏi của bà Hân, việc xác định loại gói thầu phải căn cứ vào tính chất, tỷ trọng các phần công việc của gói thầu để xác định cho phù hợp trên cơ sở tuân thủ quy định nêu trên.
Nếu gói thầu tư vấn quy hoạch đô thị không thuộc một trong các trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ; Khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu hoặc có giá gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu thì phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Thanh Tuấn công tác tại Phòng Tài chính - Kế hoạch một huyện của tỉnh Kon Tum. Ông đang thực hiện thẩm định hồ sơ yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu khảo sát lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu thương mại, dịch vụ và dân cư dọc Quốc lộ 14C trung tâm huyện.
Gói thầu nêu trên có giá trị dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt trên 1,6 tỷ đồng của đơn vị Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện thực hiện.
Đơn vị đề xuất áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch:
“1. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị thông qua hình thức chỉ định thầu. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị thực hiện việc chỉ định tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị theo quy định pháp luật về chỉ định thầu”.
Theo ông Tuấn hiểu, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu “theo quy định pháp luật về chỉ định thầu” ở đây được hiểu là theo quy định của pháp luật về chỉ định thầu hiện hành; mà cụ thể là theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu và Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, cụ thể:
- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công.
- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
Ông Tuấn hỏi, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu như ông hiểu theo quy định hiện hành có đúng không? Áp dụng theo đơn vị đề xuất hay như ông hiểu là đúng?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Hạn mức chỉ định thầu được quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, chỉ định thầu chỉ được thực hiện đối với các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ; Khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu hoặc có giá gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu theo quy định nêu trên.
Theo đó, nếu gói thầu tư vấn quy hoạch đô thị không thuộc một trong các trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu như đã nêu thì phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Theo Chinhphu.vn
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 |