Trong quá trình công tác có một số nội dung liên quan đến vấn đề phát sinh, thẩm quyền quyết định phát sinh và khối lượng được coi là trong hay ngoài hợp đồng,... do có nhiều ý kiến khác nhau khi vận dụng các quy định hiện hành nên cần được Bộ chỉ dẫn cụ thể để hiểu rõ thêm như sau:
1. Các nội dung thay đổi thiết kế như: thay đổi kết cấu móng từ móng băng sang móng cọc; thay đổi kết cấu hàng rào từ móng đơn BTCT, cột, đà kiềng BTCT, xây gạch sang tường chắn bằng BTCT,… được hiểu là phát sinh nằm trong thiết kế hay ngoài thiết kế và thẩm quyền ra chủ trương phát sinh là chủ đầu tư hay người quyết định đầu tư (các nội dung phát sinh đó có giá trị dự toán phát sinh không vượt dự phòng phí).
2. Trong dự án đã được phê duyệt thì công trình không có hàng rào bao quanh nhưng trong quá trình triển khai thi công chủ đầu tư muốn xây hàng rào bao quanh để thuận tiện cho công tác bảo vệ. Trường hợp này chủ đầu tư tự quyết định được hay người đầu tư quyết định (giá trị dự toán do phát sinh thêm hàng rào bao quanh không vượt dự phòng phí).
3. Một số đơn vị kiểm toán độc lập khi kiểm toán các công trình đã thi công thì không đồng ý ghi nhận và cộng các khối lượng dự toán tính thiếu vào giá trị kiểm toán cho đơn vị thi công mà chỉ trừ các khối lượng dự toán tính dư. Lập luận của họ là đơn vị kiểm toán không có quyền quyết định các khối lượng này. Điều này sẽ thiệt thòi cho các đơn vị thi công rất nhiều và không phản ánh đúng giá trị thực tế đơn vị thi công đã thực hiện theo hợp đồng. Theo Bộ điều này có phù hợp với quy định hiện hành không?
Các nội dung thay đổi: từ kết cấu móng băng sang móng cọc, tường hàng rào từ xây gạch sang tường bê tông cốt thép được hiểu là các phát sinh nằm ngoài thiết kế.
Trường hợp công trình, dự án phát sinh khối lượng nhưng việc điều chỉnh dự toán, giá hợp đồng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định việc điều chỉnh.
Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của nhà nước có liên quan trong từng thời kỳ.
Câu hỏi của bạn Minh Hiếu tại hộp thư hieu_minhvo@yahoo.com như sau:
Tôi đang làm hồ sơ điều chỉnh dự toán cho công trình đấu thầu đã thi công xong, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, tôi có 01 số thắc mắc sau:
1/- Có được áp dụng TT05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 để điều chỉnh công trình đấu thầu hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh kg? cách làm như thế nào?
2/- Dự toán công trình được duyệt vào t9/2009, báo giá vật liệu xây dựng lấy vào t4/2008, thông báo khởi công t12/2008 (hồ sơ bị chậm trễ vì lý do khách quan), xin hỏi áp dụng thông tư 09/2008-BXD để điều chỉnh giảm giá vật tư có được kg?
3/- Vì lý do sơ suất trong khi kiểm tra hồ sơ, dự toán sử dụng định mức xi măng PC30 nhưng trong bảng vật tư ghi là PC40 làm tổng mức đầu tư có giá cao, nay làm điều chỉnh đã phát hiện và cho sửa lại thì giá tổng mức đầu tư lại thấp hơn giá nhận thầu, xin hỏi như vậy nhà thầu có phải làm lại đơn giá nhận thầu cho phù hợp kg?
Rất mong nhận được hồi âm sớm. Xin chân thành cảm ơn.
1- Thông tư số 05/2009/TT-BXD- ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình từ ngày 01/01/2009 theo mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 110/2008/NĐ CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ; Điều chỉnh dự toán công trình đã được lập theo đơn giá xây dựng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính theo bảng lương A.1.8. ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/BNĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Vì vậy, dự toán công trình như quý bạn hỏi nằm trong quy định của Thông tư số 05/2009/TT-BXD nói trên thì được phép điều chỉnh chỉnh .
2- Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng đối với các hợp đồng đã lỡ thực hiện hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định thành giá hợp đồng theo giá điều chỉnh do giá vật liệu biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu. Hợp đồng như quý bạn hỏi là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh nên không thuộc đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư số 09/2008/TT-BXD nói trên.
3- Vấn đề quý bạn hỏi Viện Kinh tế chúng tôi chưa đủ cơ sở để trả lời. Đề nghị nói rõ hơn về nội dung liên quan đến vấn đề bạn hỏi để chúng tôi có cơ sở trả lời chính xác.
Câu hỏi của bạn thanhvan1609 tại địa chỉ thanhvan1609@gmail.com
Tôi đang kiểm tra hồ sơ thầu của nhà thầu thi công có điều muốn hỏi, mong nhận được sự giúp đỡ của quý Viện.
Khi thi công bên A sẽ cấp một số vật tư chính tới chân công trình cho bên B (nhà thầu Trung Quốc).Vậy khi cấp vật liệu như thế thì các chi phí vận chuyển,hao hụt vật liệu,chi phí trực tiếp khác,chi phí chung,thu nhập chịu thuế tính trước. có được tách ra để tính cho bên chủ dầu tư không? Vì khi ký hợp đồng mua vật liệu bên A vẫn phải bỏ ra các chi phí giao dich,tạm ứng trước để mua vật liệu.
Tôi rất mong sớm nhận được sự tư vấn cụ thể của Quý viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Thông tư số 05/20071TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình" trong đó có quy định: Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác.
Vì vậy khi lập dự toán công trình các khoản mục chi phí như chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước. . .vẫn được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định tại TT 05/2007/TT-BXD nói trên.
Kính gửi: Bộ Xây dựng
Đơn vị tôi chuẩn bị thực hiện san ủi rác tại bãi rác của tỉnh Vĩnh Long, nên cần tham khảo về phương pháp xác định khối lượng rác để san phẳng và đầm nén.
Cụ thể như sau:
- Việc xác định khối lượng rác có tính hệ số như xác định khối lượng cát san lấp hay không? (hệ số 1,22), vì khi thực hiện san rác bằng xe ủi + xe đào thì độ nén lún rất cao. Nếu có thì tính theo hệ số nào?
- Việc san rác và đầm nén để thiết bị phương tiện có thể thuận lợi lưu thông trên bãi rác thì có được tính hệ số đầm nén K không? nếu có thì tính theo hệ số nào? Nếu quy định thì có cần kiểm định hệ số đó không?
Rất mong Quý Bộ cho ý kiến.
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
- Tập định mức dự toán xây dựng công trình của Bộ Xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 có định mức cho công tác đắp cát công trình với hao phí cát là 1,22, vì vậy việc vận dụng hệ số này cho công tác san lấp bằng rác thải là không phù hợp. Khi thực hiện Chủ đầu tư cần tiến hành thí nghiệm để xác định độ lún của rác thải cho phù hợp với thực tế thi công tại công trình.
- Việc xác định hệ số đầm nén K để phương tiện có thể lưu thông thuận lợi do tư vấn thiết kế căn cứ vào TCVN, tiêu chuẩn ngành và loại phương tiện lưu thông để xác định độ đầm chặt phù hợp.
Tôi ở Ban quan lý dự án về giao thông, xin giải đáp giúp vấn đề sau:
Trong kế hoạch đấu thầu: tôi chia dự án thành 4 gói thầu xây lắp; và 1 gói thẩm tra. Giá gói thầu thẩm tra trong kế hoạch tôi lấy theo tổng mức đầu tư, tức là chỉ sử dụng 1 hệ số cho cả 4 gói thầu xây lắp. Vậy ở bước TKBVTC khi lập đề cương dự toán cho gói thẩm tra thì tính theo từng gói thầu hay vẫn lấy chung 1 hệ số cho cả 4 gói (nếu lấy theo từng gói thì chi phí sẽ tăng gấp đôi so với kế hoạch đã duyệt)
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau: Theo hướng dẫn tại Định mức chi phí quản lý dự án và vấn đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo Quyết định số 9571QĐ-BXD ngày 29/09/2009 thì: |
Tôi có một tình huống, rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý Viện:
Hiện tại, công ty tôi đang đầu tư một dự án về nông nghiệp, trong đó có rất nhiều hạng mục công trình khác nhau và tôi đang rất lúng túng trong việc phân loại công trình để xác định các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:
- Công trình giao thông: toàn bộ hệ thống đường giao thông nội đồng
- Công trình thuỷ lợi (thuỷ nông): hệ thông các kênh
- Công trình dân dụng: Nhà điều hành; bảo vệ; nhà để xe; cổng tường rào; sân bê tông; nhà hoá chất; kho vật tư; kho sơ chế nông sản; nhà chế biến nông sản
- Công trình hạ tầng kỹ thuật: hồ chứa nước thải; bể chứa nước sạch; bể lắng lọc; cống điều tiết nước; các cống thông nước; trạm bơm tiêu nước; đường ống kỹ thuật; điện động lực; sân phơi bùn
Ước tính, tổng dự toán xây dựng là 35 tỷ đồng.
Vậy, tôi muốn hỏi:
Tôi rất mong sớm nhận được sự tư vấn cụ thể của quý Viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
- Việc phân loại công trình trong dự án như dự kiến của Bạn là phù hợp.
- Theo hướng dẫn tại Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì chi phí thiết kế được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí nhân với chi phí xây dựng trong dự toán công trình được duyệt. Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt. Bạn căn cứ vào hướng dẫn trên để xác định chi phí thiết kế xây dựng công trình.
- Việc vận dụng 40% định mức chi phí thiết kế công trình giao thông cấp IV để xác định chi phí thiết kế san mặt bằng ruộng như dự kiến của Bạn là phù hợp.
Kính gửi: Viện KTXD-BXD
Tôi là Trịnh Thanh Nghị, đang công tác tại Đà nẵng.
Năm 2006, Công ty tôi ký HĐ tư vấn giám sát hạng mục Đập đất với Đơn vị tư vấn, dự án đang triển khai có sử dụng vốn hổ trợ phát triển của Chính phủ, nội dung tính toán căn cứ theo:
+ Quyết định 10/2005/QĐ-BAD ngày 10/04/2005 của Bộ Xây dựng;
+ Giá trị dự toán lấy theo QĐ phê duyệt năm 2006 của HĐQT công ty;
Nội dung Hợp đồng nêu rõ, giá trị chỉ được điều chỉnh khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Tháng 06/2009 phía đơn vị tư vấn gửi văn bản yêu cầu được điều chỉnh giá trị Hợp đồng kèm theo Dự toán mới lập theo VB1751/BXD-VP của BXD (Trước đây ký hợp đồng: giá trị HĐ xác định theo định mức và giá trị dự toán phê duyệt.
Kính xin Quí Viện chỉ dẫn theo pháp lý:
1. Dự án trên sử dụng vốn nhà nước, thì việc thay đổi cách tính do kéo dài tiến độ so với HĐ trước đây đã ký (Chuyển qua lập dự toán chi phí) có sai quy định không ?
2. Việc điều chỉnh giá trị hợp đồng áp dụng định mức theo từng giai đoạn theo các Văn bản QĐ10/2005/QĐ-BXD và Văn bản 1751/BXD-VP tương ứng với giá trị dự toán phê duyệt cuối cùng có sai quy định không ?, việc tính đúng sẽ như thế nào ?
Kính xin Quí Viện cho biết.
Trân trọng
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Theo quy định tại Mục 12 Phần I (Quy định áp dụng) của Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, trường hợp thời gian giám sát thi công xây dựng công trình bị kéo dài so với quy định thì chi phí tư vấn giám sát được bổ sung thêm chi phí tương ứng với thời gian bị kéo dài. Chủ đầu tư báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định chi phí bổ sung này.
Chi phí bổ sung do thời gian giám sát thi công xây dựng công trình kéo dài có thể được xác định bằng công thức tính toán chi phí bổ sung hoặc lập dự toán chi phí bổ sung.
Việc sử dụng phương pháp tính toán chi phí bổ sung cũng như quyết định giá trị chi phí bổ sung do kéo dài thời gian giám sát thi công xây dựng công trình phải được Người quyết định đầu xem xét quyết định.
Kính gửi Viện kinh tế xây dựng - Bộ xây dựng,
Hiện nay trong một số công trình xây dựng đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi ... có khối lượng đào đất khá lớn, nhà tư vấn TK và Chủ đầu tư khi mời thầu mời rõ trong tiên lượng là đào đất bằng máy 70% KL và bằng thủ công 30%KL, có khi lại mời thi công bằng máy 80%, bằng thủ công 20%. Tỷ lệ này đã bị Kiểm toán Nhà nước bác bỏ với lý do là không có quy định, do đó tính 100%KL thi công bằng máy dẫn đến cắt giảm kinh phí tương đối nhiều, theo tôi biết hiện nay chưa có quy định nào về tỷ lệ % thi công bằng máy và thủ công cả, trong tương lai Quý Viện có thể xây dựng quy chế này tham mưu cho Bộ Xây dựng được không?.Vậy xin phép Quý Viện kinh tế giải đáp thắc mắc này .Trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Thị Mai: Công ty Cổ phần TASSCO Nam ĐỊnh
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Bộ Xây dựng không quy định tỷ lệ đào đất bằng máy và bằng thủ công cho công tác đào. Căn cứ vào điều kiện thi công cụ thể của từng công trình Chủ đầu tư quyết định biện pháp thi công cho công tác này.
Tôi đang lập dự toán bổ sung theo Thông tư 03/2008/TT-BXD xin hỏi:
-Khi lập bổ sung chi phí nhân công theo thông tư số 03/2008/TT-BXD cho các khối lượng đã thi công từ ngày 1/1/duyệt để tính dự toán bổ sung cho nhà thầu thi công thì tỷ lệ % của các chi phí: trực tiếp chi phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, lán trại được lấy theo hồ sơ trúng thầu đã được phê duyệt hay lấy theo hệ số của dự toán được duyệt.
- Với công trình của tôi khi lập hồ sơ trúng thầu năm 2003 ( công trình giao thông) thi chi phí chung tính bằng 66%*chi phí nhân công thì khi bổ sung theo TT03/2008/TT-BXD thi vẫn tính chi phí chung là 66%* chi phí nhân công hay tính theo chế độ chính hiện tại thời điểm năm 2009 là 5,3%*T (công trình giao thông)
Kính mong được sự giúp đỡ của Viện./.
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
- Khi điều chỉnh dự toán xây dựng công tình theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng để tính dự toán bổ sung cho nhà thầu thi công trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và chi phí lán trại được tính theo tỷ lệ trong hồ sơ trúng thầu đã phê duyệt.
- Chi phí chung trong hồ sơ trúng thầu năm 2003 tính bằng 66% chi phí nhân công thì khi điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD vẫn áp dụng tỷ lệ chi phí chung như trong hồ sơ trúng thầu
Dự toán bù giá nguyên nhiên vật liệu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD có phải áp dụng tỷ lệ giảm giá không khi hợp đồng không có quy định cụ thể ? (trong trường hợp khối lượng không thay đổi) xin xem câu hỏi trong file kèm theo.
Vấn đề bạn hỏi Viện Kinh tế xây dựng xin giải thích như sau:
Tại điểm 1.2 của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng quy định: Việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định. Thông tư số 09/2008/TT-BXD không có quyd dịnh chi phí xây dựng bổ sung được xác định như phụ lục kèm theo Thông tư nói trên phải giảm trừ theo tỷ lệ giảm giá đấu thầu. Chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo thống nhất việc bù giá vật liệu xây dựng và xác định giá trị dự toán bổ sung
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 |