Định được UBND tỉnh Nam Định giao làm chủ đầu tư công trình xây dựng hệ thống điện chiếu sáng các tuyến đường giao thông khu vực III, IV, V - KCN Hòa Xá.
Công ty đã tổ chức đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu thi công xây dựng; giá trị hợp đồng thi công xây dựng là 11.744.754.773 đồng; thời gian thực hiện hợp đồng là 200 ngày.
Căn cứ kế hoạch vốn năm 2018 được UBND tỉnh giao cho công trình; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng; Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, khi thương thảo và ký kết hợp đồng thi công xây dựng, tại Khoản 4.2 Điều 4 (bảo đảm thực hiện và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng) và Khoản 8.2, Điều 8 (giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán) có ghi:
- Bên giao thầu sẽ tạm ứng cho bên nhận thầu số tiền là: 4.309.100.000 đồng
- Bên nhận thầu phải cung cấp cho bên giao thầu một bảo lãnh tạm ứng hợp đồng bằng với số tiền là 4.309.100.000 đồng trước khi bên giao thầu chuyển tiền tạm ứng, thời hạn của bảo lãnh tạm ứng đến ngày 10/3/2019.
- Số tiền tạm ứng sẽ được bên giao thầu thu hồi dần theo từng đợt thanh toán và sẽ thu hồi hết khi khối lượng thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký; mức thu hồi từng lần là 46% giá trị nghiệm thu thanh toán; sau mỗi lần thu hồi tạm ứng, nếu bên nhận thầu có nhu cầu, bên giao thầu sẽ xác nhận số tiền đã thu hồi tạm ứng cho bên nhận thầu.
Tuy nhiên, khi làm thủ tục tạm ứng cho nhà thầu, cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định yêu cầu sửa lại hợp đồng thi công xây dựng (nội dung yêu cầu sửa lại như sau: Số tiền thu hồi tạm ứng từng lần chủ đầu tư phải quy ra số tiền cụ thể (500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng…), ghi tỷ lệ % thu hồi (46%) trên giá trị nghiệm thu thanh toán là chung chung, mập mờ…).
Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Nam Định hỏi, yêu cầu của cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định như vậy là đúng hay sai?
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Về tạm ứng và thu hồi tạm ứng hợp đồng xây dựng, tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định: Phương pháp tính toán thu hồi dần tiền tạm ứng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm các nguyên tắc. Việc tính toán, thu hồi dần tiền tạm ứng được thực hiện sau khi bên nhận thầu được tiền tạm ứng và thu hồi trong các lần thanh toán; tiền tạm ứng được thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng đã ký; bảo đảm phù hợp với hồ sơ hợp đồng thi công.
Đồng thời, theo mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng: Tiền tạm ứng sẽ được thu hồi bằng cách giảm trừ trong các lần thanh toán. Tỷ lệ giảm trừ sẽ dựa trên tỷ lệ thu hồi được quy định trong phụ lục hợp đồng.
Về tạm ứng vốn đầu tư, tại Khoản 1, Điều 8 Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã quy định:
“Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các công việc cần thiết để triển khai thực hiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng và bảo đảm thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng”.
Hiện nay, một số nội dung về tạm ứng vốn của Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/3/2018 nêu trên đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 và Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 10/7/2018).
Tuy nhiên, do trong nội dung câu hỏi chưa nói rõ thời điểm ký hợp đồng, vì vậy trường hợp hợp đồng đã ký và đang thực hiện trước ngày Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 của Bộ Tài chính có hiệu lực, đồng thời trong hợp đồng đã quy định cụ thể tỷ lệ thu hồi tạm ứng từng lần thanh toán thì Kho bạc Nhà nước căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng thực hiện thu hồi tạm ứng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016. Chủ đầu tư và nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý hợp đồng xây dựng.
Về thực tế xử lý khoản tạm ứng của Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng KCN Nam Định: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định, mặc dù có trao đổi với đơn vị như trên nhưng căn cứ quy định của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, ngày 16/11/2018 Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định đã tạm ứng cho nhà thầu theo đúng đề nghị của chủ đầu tư số tiền là 4.309.100.000 đồng.
Theo Chinhphu.vn
Chúng tôi có gói thầu EPC: Thiết kế, mua sắm, chế tạo và thi công lắp đặt thực hiện theo Luật đấu thầu. Trong số các nhà thầu tham dự có một nhà thầu là Tổng công ty tham gia với tư cách là nhà thầu độc lập trong đó Tổng công ty giữ vai trò thực hiện phần công việc mua sắm trang thiết bị cho gói thầu EPC, các nhà thầu phụ khác là các công ty con của Tổng công ty thực hiện từng phần công việc như nêu trong HSDT, cụ thể: + Công ty con A: thực hiện công việc thiết kế. + Công ty con B: thực hiện công việc chế tạo. + Công ty con C: thực hiện công việc thi công lắp các công ty con của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp. Giả sử HSDT của Tổng công ty đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cửa HSMT và được chủ đầu tư chọn là nhà thầu trúng thầu Để thuận tiện trong công tác phối hợp quản lý thực hiện hợp đồng căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của gói thầu, Tổng công ty dự kiến ký hợp đồng với chủ đầu tư theo một trong hai trường hợp sau: Trường hợp l:
Chúng tôi đang thực hiện việc quyết toán hợp đồng thi công xây dựng, việc ký kết và thực hiện hợp đồng theo quy định tại Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Thông số 04/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; phương pháp điều chỉnh là phương pháp bù trừ trực tiếp; giá các loại vật tư, vật liệu thời điểm điều chỉnh lấy theo công bố giá vật liệu của Liên sở Tài chính – Xây dựng hoặc theo các quy định hiện hành khác. Trong quá trình thi công, chúng tôi ký hợp đồng giao cho một đơn vị khác cung cấp và thực hiện thi công toàn bộ công tác thảm bê tông nhựa asphalt thay cho biện pháp công ty phải thực hiện tổ chức lắp đặt trạm trộn và thực hiện thi công như trong thỏa thuận trong hợp đồng đã ký. Khi quyết toán do bê tông asphalt không có trong công bố giá của Liên sở Tài chính – Xây dựng nên Sở Tài chính căn cứ giá mua bê tông asphalt trên chứng từ thanh toán hợp lệ do đơn vị cung cấp bê tông asphalt cấp cho Công ty chúng tôi điều chỉnh. Vậy, xin hỏi:
- Việc Công ty giao cho đơn vị khác cung cấp và thực hiện thi công toàn bộ công tác thảm bê tông nhựa asphalt như trên có cần xin phép chủ đầu tư không? Trong hợp đồng giao nhận thầu xây lắp ban đầu quy định không sử dụng thầu phụ để thực hiện các công việc theo phạm vi của hợp đồng.
- Việc Sở Tài chính lựa chọn giá trên chứng từ thanh toán như trên là căn cứ để điều chỉnh giá bê tông asphalt theo thực tế để quyết toán có phù hợp không?
Hiện Công ty chúng tôi đã quyết toán và đang thực hiện phương án tài chính của Dự án (dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật). Dự án được thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng 16/2003/QH11, Luật 38/2009/QH12, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009, Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010. Trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, chủ đầu tư đã tiến hành điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư được duyệt; cụ thể:
- Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng giảm; chi phí xây dựng tăng do phát sinh khối lượng công việc.
- Phần khối lượng phát sinh tăng, công ty đã tổ chức: Hợp đồng với đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế + dự toán và đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra. Trên cơ sở báo cáo thẩm tra, Công ty quyết định phê duyệt dự toán phát sinh.
- Dự án đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định phê duyệt quyết toán dự án.
Xin hỏi, việc công ty chúng tôi điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư và thực hiện thủ tục thẩm tra, phê duyệt hồ sơ phần khối lượng phát sinh như vậy có đúng với các quy định của pháp luật đầu tư xây dựng nêu trên không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình “Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt và không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh”. Tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP quy định “Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh. Đối với các công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, nếu giá trị dự toán công trình điều chỉnh không vượt giá trị dự toán đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thì chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt”. Tại điểm b khoản 2 Điều 25 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP quy định chủ đầu tư “Được phép điều chỉnh và phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh trong các trường hợp điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt”. Đối chiếu các quy định nêu trên cho thấy việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của Dự án, thực hiện thủ tục thẩm tra, phê duyệt phần khối lượng phát sinh như đã trình bày ở trên là phù hợp với các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng đối với dự án.
Công ty chúng tôi là nhà thầu thi công gói thầu hoàn thiện 01 tòa nhà chung cư tại Hà Nội. Hợp đồng thi công xây dựng ký tháng 09/2012, đã nghiệm thu bàn giao công trình vào tháng 01/2014. Chủ đầu tư dự án là công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Nguồn vốn đầu tư dự án có tỷ lệ vốn Nhà nước nhỏ hơn 30%. Trong điều khoản về giá hợp đồng quy định rõ: “Hình thức giá hợp đồng: theo đơn giá cố định (đơn giá theo đơn giá trúng thầu tại hồ sơ dự thầu của Nhà thầu, theo đơn giá tổng hợp cho từng công việc, và không thay đổi trong mọi trường hợp kể cả khi chế độ chính sách có thay đổi về định mức, đơn giá, tiền lương nhân công, giá ca máy thi công, thuế, phí…, khối lượng theo thực tế thi công được nghiệm thu)”.
Trong phụ lục giá hợp đồng có một công việc như sau: “Trát tường ngoài, dày 2cm, vữa xi măng mác 50 – trát tường ngoài nhà các tầng, tường ngoài khu lô gia, mặt lan can lô gia, tường ngoài tầng 1”, đơn vị tính theo m2, khối lượng công việc có tính bao gồm trát tường khu lô gia.
Trong bảng quyết toán đã được Chủ đầu tư phê duyệt, khối lượng trát tường khu lô gia vẫn được áp dụng đơn giá công tác nêu trên.
Hiện nay công trình đang được kiểm toán giá trị quyết toán theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Đơn vị kiểm toán căn cứ các quy định hiện hành của định mức dự toán xây dựng công trình, cho rằng công tác trát tường lô gia phải được định mức là công tác trát trong nên đề nghị điều chỉnh giá trị quyết toán bằng cách chuyển khối lượng trát tường lô gia từ đơn giá của công tác nêu trên sang đơn giá công tác trát trong nhà. Chủ đầu tư căn cứ ý kiến kiểm toán đã xuất toán (giảm) giá trị quyết toán cho Nhà thầu.
Về phía Nhà thầu chúng tôi, căn cứ hợp đồng, căn cứ mô tả rõ ràng của tên công việc nêu trên vẫn đề nghị giữ nguyên đơn giá công việc trát tường lô gia theo đơn giá công tác nêu trên.
Chúng tôi xin hỏi, việc đề nghị áp đơn giá quyết toán cho công tác trát tường khu lô gia theo quan điểm của Nhà thầu là có phù hợp hợp đồng và các quy định hiện hành của Nhà nước hay không?
Về nguyên tắc, hợp đồng xây dựng bao gồm cả các tài liệu kèm theo là căn cứ pháp lý cao nhất để điều tiết các vấn đề nảy sinh trong thực tế giữa các bên của hợp đồng. Các bên của hợp đồng và các bên có liên quan phải tuân thủ nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng (điểm c khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng). Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng phải căn cứ vào các nội dung của hợp đồng và các tài liệu kèm theo như phụ lục hợp đồng, biên bản thương thảo hợp đồng, kết quả hoàn thiện hợp đồng, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu. Việc thanh toán không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác (khoản 2 Điều 94 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu).
Về hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định: khi hợp đồng quy định không điều chỉnh đơn giá trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng trong mọi trường hợp kể cả khi nhà nước thay đổi chế độ chính sách về tiền lương nhân công, giá ca máy thi công, thuế, phí, định mức, đơn giá và quá trình triển khai thực hiện hợp đồng không có sự thay đổi về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công so với đề xuất trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và nội dung hợp đồng, phụ lục hợp đồng đã ký kết thì đơn giá quyết toán hợp đồng chính bằng đơn giá đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
Về hợp đồng thi công xây dựng giữa Công ty và Chủ đầu tư: đây là hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng có quy định đơn giá thanh toán không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện. Do đó, trường hợp Công ty đề xuất trong hồ sơ dự thầu đơn giá công tác trát tường lô gia như các công tác trát tường ngoài khác (thể hiện ở đề xuất kỹ thuật, khối lượng công tác trát ngoài do Công ty đề xuất trong hồ sơ dự thầu) và được Chủ đầu tư chấp thuận (thể hiện ở khối lượng công tác trát ngoài trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng hai bên đã ký kết) và quá trình triển khai thực hiện không có sự thay đổi về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công so với đề xuất trong hồ sơ dự thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, nội dung hợp đồng và các phụ lục hợp đồng đã ký thì việc áp dụng chung một đơn giá khi quyết toán cho công tác trát tường ngoài và trát tường lô gia là phù hợp với quy định hiện hành về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Kính gửi: Viện kinh tế xây dựng - Bộ xây dựng
Tôi đang công tác tại phòng kế hoạch trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sở hữu 100% vốn nhà nước
Tôi có một số ý kiến thắc mắc muốn hỏi ý kiện viện như sau:
1-Trong định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị. Công tác thu gom , vận chuyển không chỉ rõ thành phần hao phí vật tư, vật liệu . Vậy chi phí vật liệu lấy từ chi phí nào.
2- Công ty tôi hiện nay đang bố trí người lao động làm việc theo 2 ca. Ca 1 làm việc từ 3h30' - 6 h sáng và chiều từ 16h00- 21h30' và ca 2 làm theo giờ hành chính. Vậy tôi muốn hỏi với loại hình công tác quét thu gom duy trì 364 ngày /năm thì ngày công lao động trong một tháng được chia cho 22 hay 24 hay 26 ngày công . Theo luật lao động quy định người lao động làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần.
3- Các khoản đóng góp (26%) cho người lao động có phải lấy từ chi phí trực tiếp không? Trong sách quy định mới về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước có nói chi phí sản xuất kinh doanh trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu , tiền lương và các khoản đóng góp , nhưng theo thông tư 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 lại không đồng nhất với ý kiến đó.
Tôi rất mong quý Viện giải đáp sớm để tôi có được những thông tin định hướng để thực hiện công việc của minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Viện Kinh tế Xây dựng trả lời bạn về chi phí vật liệu và ngày công lao động trong việc xác định đơn giá dịch vụ công ích đô thị như sau:
- Do hao phí cho công tác thu gom, vận chuyển xác thải sinh hoạt chủ yếu là hao phí lao động và máy móc thiết bị nên trong định mức theo công bố của Bộ Xây dựng chỉ bao gồm các hao phí nói trên. Ngoài ra, các hao phí khác có liên quan như chổi, xẻng, xe gom rác ... được coi là các công cụ, vật tư rẻ tiền mau hỏng nên các hao phí này đã được qui định trong chi phí quản lý chung theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/03/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị.
Đơn giá nhân công trong các công tác dịch vụ công ích đô thị được xác định căn cứ trên ngày công lao động và chế độ tiền lương theo qui định hiện hành của nhà nước. Số ngày công lao động để xác định đơn giá nhân công là 26 ngày / 01 tháng như qui định tại Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Theo qui định tại Thông tư số 06/2008/TT-BXD đơn giá nhân công được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản lương phụ và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương). Đối với các khoản đóng góp cho người lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động thực hiện theo các qui định hiện hành khác có liên quan.
Hiện tại, công ty tôi đang thi công công trình "trung tâm thương mại Tuyên Quang". Khi thi công thì thay đổi phương án móng, từ ép cọc chuyển thành phương án móng nông, vì vậy nên chúng tôi phải thương thảo lại hợp đồng phần móng. Nhưng Đơn giá bê tông thương phẩm mác 300# trong hợp đồng cũ không có đơn giá nên phải thương thảo lại, bọn tôi đang phải mua BTTP với đơn giá là 909.090 đồng(có hoá đơn đỏ). đây là mức giá thấp nhất của trạm bê tông trên này. vậy khi lập dự toán với công việc có BTTP chúng tôi có được phép đưa đơn giá này vào không (tôi đã tính bằng dự toán và gửi kèm theo). dự toán tôi đang lập có đúng theo quy định của nhà nước không. Vấn đề tôi hỏi, đang được bên nhà thầu và bên chủ đầu tư tranh luận rất căng thẳng. Vì vậy, mong viện kinh tế sớm có câu trả lời!
Về vấn đề bạn hỏi Viện Kinh tế xây dựng giải đáp như sau:
Đây là trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng, do vậy phải căn cứ vào hình thức giá hợp đồng để điều chỉnh:
- Trường hợp giá hợp đồng là giá trọn gói: Nếu là các công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì hai bên thương thảo, thống nhất bằng phụ lục bổ sung hợp đồng cho phần khối lượng công việc phát sinh này.
- Trường hợp giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Đây là hợp đồng áp dụng cho công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc. Trong trường hợp này, việc điều chỉnh giá hợp đồng thực hiện theo điều khoản quy định về điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng đã ký kết.
Do câu hỏi của bạn chưa đủ thông tin, nên ngoài ý kiến trên, bạn cần căn cứ vào các nội dung về hợp đồng trong hoạt động xây dựng quy định trong Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về hợp đồng
Kính gửi Quý Viện!
Thưa Quý Viện, vừa qua tôi có tham khảo Suất vốn đầu tư (theo Công văn số 292/BXD-VP) và trả lời của Quý Viện tới bạn ngoc_13977@yahoo.com. Tuy nhiên, tôi thấy nhiều chung cư, văn phòng có chỉ giới xây dựng phần ngầm cho phép rộng gấp 2 lần chỉ giới xây dựng phần nổi. Vì vậy, tôi muốn hỏi là việc áp dụng hệ số chung như vậy đã phù hợp chưa ? Liệu có thể tính thêm chi phí của diện tích tầng hầm mở rộng theo tỷ trọng giá trị (hệ số tầng hầm). Xin Quý Viện trả lời sớm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hệ số xây dựng tầng ngầm tại văn bản số 292/BXD-VP áp dụng cho trường hợp chỉ giới xây dựng tầng hầm tương tự chỉ giới xây dựng phần nổi. Trường hợp chỉ giới xây dựng tầgn ngầm rộng hơn chỉ giới xây dựng phần nổi áp dụng hệ số này là không tương thích. Để xác định tổng mức đầu tư cho trường hợp này nên lập dự toán chi phí riêng cho tầng hầm dựa trên thiết kế cơ sở
Đối với hợp đồng thi công xây dựng có điều chỉnh giá do yếu tố trượt giá (lương & nguyên, nhiên, vật liệu) khi điều chỉnh giá hợp đồng thì chi phí lán trại, nhà tạm tại hiện trường có được điều chỉnh tăng theo hay không? (chi phí lán trại, nhà tạm tại hiện trường trong trường hợp này được phân bổ và tính theo tỷ lệ % trong đơn giá trúng thầu). Theo chúng tôi hiểu khoản chi phí này không được điều chỉnh, mà giữ nguyên bằng giá trị trong giá trúng thầu.
Quy định về tỷ lệ chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (lán trại) được áp dụng để lập dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu. Khi thanh toán khoản chi phí cho lán trại thực hiện theo các điều khoản quy định trong hợp đồng. Trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng có xét đến điều chỉnh chi phí lán trại hay không là theo thỏa thuận hợp đồng.
Hiện tại chúng tôi đang thực hiện việc kiểm toán công trình. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán có đề nghị cắt giảm một số nội dung, nhưng chúng tôi chưa thống nhất với ý kiến của kiểm toán. Mong được giải đáp vấn đề sau:
1. Trong kết quả thí nghiệm thép tại hiện trường kích thước thép đạt TCVN nhưng kích thước lại nhỏ hơn ghi trên hóa đơn (ví dụ d=10mm thì kết quả thí nghiệm chỉ có d=9,5mm). Đơn vị kiểm toán lấy kích thước này để xác định lại trọng lượng thép d=10mm và áp dụng cho toàn bộ gói thầu có phù hợp không?
2. Phần phát sinh điều chỉnh giá hợp đồng cho các công việc phát sinh khối lượng, đơn giá vật liệu (VL), chi phí nhân công (NC), chi phí máy thi công (M) điều chỉnh theo chế độ chính sách Nhà nước, đơn vị kiểm toán đề nghị cắt bỏ toàn bộ chi phí lán trại có đúng không?
1. Về nguyên tắc: Trọng lượng riêng của thép theo thí nghiệm chỉ để kiểm tra chất lượng cốt thép trước khi đưa vào thi công công trình. Khi xác định khối lượng thép trong quá trình nghiệm thu làm cơ sở cho thanh toán hợp đồng, chủ đầu tư căn cứ vào hồ sơ thiết kế, tiêu uẩn chất lượng theo quy định của nước, định mức tiêu hao vật tư ược Nhà nước ban hành hoặc công bố ể thực hiện. Trong trường hợp kết quả thí nghiệm thép có đường kính d=9,5mm nhưng vẫn đúng yêu cầu kỹ thuật thì việc thanh toán khối lượng thép theo đường kính d=10mm là phù hợp.
2 . Trong Phụ lục hướng dẫn tính dự toán bổ sung của Thông tư số 04/2010/TT- BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã hướng dẫn cách xác định chi phí chi phí lán trại trong dự toán công trình. Trường hợp bổ sung khối lượng thì được tính bổ sung chi phí lán trại. Trường hợp bổ sung giá trị dự toán do thay đổi giá hay chế độ chính sách thì không được tính thêm khoản chi phí lán trại.
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 |