Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do cấp tỉnh quản lý (UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt đầu tư dự án hoặc phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới quyết định phê duyệt đầu tư dự án) thì Sở Tài chính tổ chức thẩm tra quyết toán.
Ảnh minh hoạ
Theo phản ánh của ông Nguyễn Như Duẩn (Hải Phòng, trong quá trình thực hiện Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, đơn vị ông có một số vướng mắc như sau:
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 9 hướng dẫn:
“Điều 9. Thẩm quyền phê duyệt, cơ quan thẩm tra quyết toán
2. Cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính tổ chức thẩm tra;
b) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc cấp huyện quản lý: Phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức thẩm tra.
c) Đối với các dự án còn lại: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trước khi phê duyệt.
d) Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập tổ công tác thẩm tra để thực hiện thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán; thành phần của tổ công tác thẩm tra quyết toán gồm đại diện của các đơn vị, cơ quan có liên quan.”
Ông Duẩn hỏi, nội dung của từ “quản lý” trong các Điểm a, b; Khoản 2, Điều 9 sửa đổi nêu trên, cụ thể nội dung là như thế nào?
Ví dụ, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc cấp tỉnh quản lý, Sở Tài chính tổ chức thẩm tra. Từ “quản lý” ở đây được hiểu là đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do UBND tỉnh phê duyệt dự án (đồng thời UBND tỉnh phê duyệt quyết toán) thì Sở Tài chính tổ chức thẩm tra quyết toán hay hiểu theo nghĩa nào khác?
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn thuộc Chương trình mục tiêu do UBND tỉnh A phân bổ kinh phí thực hiện (từ nguồn ngân sách TW). Tuy nhiên cấp phê duyệt dự án đầu tư (quyết định đầu tư), phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành lại là Sở X thuộc UBND tỉnh A. Khi thực hiện quyết toán dự án, Sở X có phải trình hồ sơ quyết toán sang Sở Tài chính tỉnh A để thẩm tra quyết toán hay không? Hay là căn cứ theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 9 để thực hiện?
Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án
Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 39 Luật Đầu tư công quy định thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án: “3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quyết định đầu tư chương trình sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
b) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm b khoản này cho cơ quan cấp dưới
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
a) Quyết định đầu tư chương trình sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định;
b) Quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án quy định tại điểm b khoản này cho cơ quan cấp dưới trực tiếp”.
Do vậy, dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc cấp tỉnh quản lý ở đây được hiểu là dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt đầu tư dự án hoặc cơ quan cấp dưới được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án. Tương tự, dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc cấp huyện quản lý là dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt đầu tư dự án hoặc cơ quan cấp dưới được Chủ tịch UBND cấp huyện phân cấp hoặc ủy quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án.
Thẩm quyền phê duyệt quyết toán
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 1 Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước:
“b) Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.
2. Cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính tổ chức thẩm tra”.
Do vậy, dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do cấp tỉnh quản lý (UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt đầu tư dự án hoặc phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới quyết định phê duyệt đầu tư dự án) thì Sở Tài chính tổ chức thẩm tra quyết toán.
Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do cấp tỉnh quản lý và Sở X được UBND phân cấp hoặc ủy quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án thì Sở Tài chính là cơ quan tổ chức thẩm tra quyết toán.
Theo Baochinhphu.vn
Theo Mục 3, Bảng 3.8, Thông tư 06/2016/TT-BXD đối với công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu chỉnh, điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng thì chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân công (đối với công trình dưới 15 tỷ). Áp dụng bảng trên hiện chúng tôi đang tiến hành lập dự toán: Đối với công tác tháo dỡ, thu hồi công trình điện áp dụng theo Mục 3, Bảng 3.8, Thông tư 06/2016/TT-BXD) chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân công. Vậy tôi xin hỏi, việc áp dụng chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân công là đúng hay sai?
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiến trả lời như sau:
Việc lập dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Định mức chi phí chung áp dụng cho loại công trình theo hướng dẫn tại Bảng 3.7 và 3.8 Phụ lục số 3 Thông tư số 06/2016/TT-BXD.
Dự án xây dựng Đài phát thanh công suất 2kw và Đài phát hình 5Kw - Thuộc ngành Truyền thanh truyền hình có tổng mức đầu tư là 145 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng là 0 đồng; chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển đào tạo và chuyển giao công nghệ là 130 tỷ đồng. Thiết bị trong dự án là hoàn toàn nhập khẩu. Vậy cho tôi hỏi: Dự án trên có được thực hiện thiết kế 2 bước gồm bước lập dự án và Thiết kế kỹ thuật & dự toán công trình không? Chi phí thiết kế kỹ thuật & dự toán công trình có được tính theo Bảng HTKT2 trong Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng không?
Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến trả lời như sau:
Các dự án không có cấu phần xây dựng (chi phí xây dựng là 0 đồng) không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Dự án có chi phí phần xây dựng là 0 đồng thì không phải là dự án đầu tư xây dựng. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đối với dự án này thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.
Theo CTTĐT Bộ Xây dựng
Thời gian thực hiện gói thầu được ghi cụ thể trong hợp đồng xây dựng; trường hợp không có ghi thì thời gian thực hiện gói thầu bao gồm cả thời gian nghiệm thu công trình.
Ảnh minh họa
Câu hỏi: Ông Bùi Xuân Đức (Quảng Ninh) đang làm nghiệm thu thanh quyết toán hợp đồng, ông đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số vướng mắc sau:
Hợp đồng ghi thời gian thực hiện gói thầu là 270 ngày. Vậy 270 ngày ở đây chỉ tính là ngày thi công công trình, còn thời gian nghiệm thu và thanh quyết toán tính riêng hay 270 ngày bao gồm cả thời gian thi công công trình và nghiệm thu thanh quyết toán công trình?
Hợp đồng hết hạn thi công là ngày 5/2/2018. Ngày nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng và bảng khối lượng nghiệm thu là ngày 2/2/2018, nhưng ngày làm giá trị quyết toán hợp đồng và thanh lý hợp đồng là ngày 1/10/2018. Như vậy có bị cho là chậm hợp đồng hay không và nếu hóa đơn xuất ngày 1/10/2018 có bị phạt thuế hay không?
Trong thiết kế không có phần việc trát tường nhưng trong dự toán và hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư lập lại có và hồ sơ dự thầu của nhà thầu thi công cũng có theo hồ sơ mời thầu. Như vậy có sai so với quy định hay không? Nếu đã sai thì có sửa được không? Cách xử lý như thế nào?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Thời gian thực hiện gói thầu được ghi cụ thể trong hợp đồng xây dựng; trường hợp không có ghi thì thời gian thực hiện gói thầu bao gồm cả thời gian nghiệm thu công trình.
Việc chậm hợp đồng hay không phụ thuộc vào thỏa thuận hợp đồng đã ký kết. Việc có bị phạt thuế hay không thì căn cứ vào các quy định pháp luật thuế để thực hiện.
Công tác trát tường được thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng đã ký kết; trường hợp hồ sơ thiết kế chưa rõ thì đề nghị nhà thầu tư vấn thiết kế làm rõ chi tiết thiết kế.
Theo Chinhphu.vn
Quyết định chỉ định thầu ghi là giá trị tạm tính, hình thức hợp đồng là trọn gói. Trên quyết định chỉ định thầu và hợp đồng đều có nội dung “giá trị chính thức sẽ căn cứ vào dự toán được duyệt tại quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật”. Như vậy, chủ đầu tư và nhà thầu lựa chọn hình thức hợp đồng trọn gói là đúng hay sai?
Ảnh minh họa
Câu hỏi: Ông Nguyễn Văn Nam (Phú Thọ) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý vấn đề sau:
Chủ đầu tư gửi hồ sơ đến kho bạc huyện để thanh toán chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Quyết định chỉ định thầu trong đó ghi là giá trị tạm tính, hình thức hợp đồng là trọn gói; hợp đồng tư vấn cũng ghi giá tạm tính, hình thức hợp đồng là trọn gói. Trên quyết định chỉ định thầu và hợp đồng đều có nội dung, “giá trị chính thức sẽ căn cứ vào dự toán được duyệt tại quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật”.
Nhưng theo quy định hiện hành thì không có giá hợp đồng tạm tính, chủ đầu tư giải thích là chi phí lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật chỉ là tạm tính vì công tác này chưa được phê duyệt, sau khi dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt tính theo định mức tỷ lệ % thì chủ đầu tư sẽ ký phụ lục giá chính thức của hợp đồng.
Ông Nam hỏi, trường hợp này kho bạc huyện xử lý thế nào? Đa số thực tế là giá tạm tính cao hơn sau khi được phê duyệt và chủ đầu tư ký phụ lục hợp đồng giá sẽ thấp hơn ban đầu, vậy kho bạc có chấp nhận không?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Chi phí lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình được hướng dẫn tại Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện.
Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên và phù hợp với quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng và không trái với hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, trên nguyên tắc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên.
Các hình thức về hợp đồng xây dựng đã được quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Việc chủ đầu tư và nhà thầu lựa chọn hình thức hợp đồng trọn gói như đã nêu là sai quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng. Vì vậy, yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng.
Theo Baochinhphu.vn
Ông Nguyễn Ngọc Hiền (Thanh Hóa) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số vướng mắc về cách tính chi phí chung trong quá trình lập dự toán phần tháo dỡ, thu hồi công trình điện.
Ảnh minh họa
Theo Mục 3, Bảng 3.8, Thông tư số 06/2016/TT-BXD, đối với công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu chỉnh, điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng thì chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân công (đối với công trình dưới 15 tỷ đồng).
Áp dụng bảng trên hiện đơn vị ông Hiền lập dự toán như sau: Đối với công tác tháo dỡ, thu hồi công trình điện áp dụng theo Mục 3, Bảng 3.8, Thông tư 06/2016/TT-BXD) chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân công.
Ông Hiền hỏi, việc áp dụng chi phí chung như trên là đúng hay sai?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Việc lập dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Định mức chi phí chung áp dụng cho loại công trình theo hướng dẫn tại Bảng 3.7 và 3.8 Phụ lục số 3 Thông tư số 06/2016/TT-BXD.
Theo Baochinhphu.vn
Trường hợp gói thầu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định, theo đơn giá điều chỉnh và nhà thầu có đề xuất giảm giá nhưng không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu”.
Ảnh minh hoạ
Câu hỏi: Ông Quảng Hoàng Tùng (Đà Nẵng) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống như sau:
Bên mời thầu tổ chức mời thầu gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ, hợp đồng theo hình thức đơn giá cố định. Hồ sơ mời thầu yêu cầu các nhà thầu chào giá dự thầu thành 2 phần: Phần chào giá theo khối lượng công việc hạng mục mời thầu và phần dự phòng phí.
Nhà thầu A chào giá dự thầu 55 tỷ đồng, trong đó 53 tỷ đồng là giá chào cho các khối lượng công việc hạng mục mời thầu theo hồ sơ mời thầu và 2 tỷ đồng cho dự phòng phí. Nhà thầu có thư giảm giá 4 tỷ đồng trên giá dự thầu (không ghi giảm cụ thể cho hạng mục nào dự thầu).
Tổ chấm thầu khi xác định đơn giá dự thầu sau giảm giá của nhà thầu A thì có 2 quan điểm:
- Quan điểm thứ 1: Phần giảm giá 4 tỷ đồng của nhà thầu được tính giảm đều trên giá dự thầu, vì vậy phần dự phòng phí cũng giảm theo.
- Quan điểm thứ 2: Phần giảm giá 4 tỷ đồng của nhà thầu được tính giảm đều trên hạng mục dự thầu mà nhà thầu liệt kê tham gia, không tính giảm cho dự phòng phí do dự phòng phí không phải là hạng mục dự thầu. Vì vậy phần dự phòng phí là cố định, không điều chỉnh giảm giá.
Cả hai quan điểm đều dẫn đến tổng giá dự thầu sau giảm giá của nhà thầu A là bằng nhau. Tuy nhiên, đơn giá cố định cho từng công việc, sau khi điều chỉnh giảm giá là khác nhau theo hai quan điểm trên.
Điều này dẫn đến việc thanh toán cho nhà thầu sau này (nếu trúng thầu) là khác nhau.
Ông Tùng hỏi, quan điểm nào chuẩn xác trong trường hợp này?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Theo hướng dẫn tại Mục 14.3 Chương I của Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ (Mẫu số 02) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính hoặc đề xuất riêng trong thư giảm giá.
Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các công việc, hạng mục cụ thể nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu”.
Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu”.
Theo đó, trường hợp gói thầu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và nhà thầu tham dự thầu có đề xuất giảm giá nhưng không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là nhà thầu giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu”, theo đó việc giảm giá không xét cho phần chi phí dự phòng.
Theo Baochinhphu.vn
Trường hợp tổ chức có sự thay đổi, điều chỉnh về nhân sự và có nhu cầu điều chỉnh chứng chỉ năng lực xây dựng thì thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Năm 2017, Công ty của ông Minh Nhân (Thừa Thiên – Huế) đã được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Trong hồ sơ xin cấp chứng chỉ, Công ty ông có bố trí 3 cán bộ chủ chốt. Hiện nay, do điều kiện gia đình nên một cán bộ có đơn xin nghỉ làm.
Ông Nhân hỏi, trong trường hợp này, Công ty ông có cần liên hệ với Sở Xây dựng để bổ sung cán bộ chủ chốt nhằm bảo đảm năng lực hành nghề xây dựng của công ty hay không?
Ảnh minh họa
Theo quy định tại Khoản 20, Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng thì tổ chức phải có điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng.
Do đó, tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải thực hiện việc duy trì, bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định nêu trên.
Trường hợp tổ chức có sự thay đổi, điều chỉnh về nhân sự và có nhu cầu điều chỉnh chứng chỉ năng lực xây dựng thì thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Năm 2017, đơn vị ông Võ Hữu Hạnh (Gia Lai) dự kiến trong năm 2018 sơn sửa các khu làm việc vì từ khi được nhận bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2007 đến năm 2018, cơ sở đã xuống cấp và chưa được bảo dưỡng.
Trong năm 2017, đơn vị ông đã đề nghị Sở Xây dựng đánh giá hiện trạng; mời công ty tư vấn thiết kế khái toán gói thầu sơn sửa, dự kiến là 498 triệu đồng và trình Sở chủ quản và Sở Tài chính.
Đầu năm 2018, dự toán của đơn vị được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý cho đơn vị gói thầu sơn sửa bảo dưỡng với trị giá 433 triệu đồng.
Ông Hạnh hỏi, vậy để triển khai gói thầu này, để chỉ định
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 2, Điều 22 Luật Đấu thầu quy định việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
- Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
Điều 54, 55, 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định hạn mức áp dụng hình thức chỉ định thầu, quy trình chỉ định thông thường, quy trình chỉ định thầu rút gọn.
Theo đó, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu phải tuân thủ quy định nêu trên.
Theo Chinhphu.vn
Công ty của ông Nguyễn Văn Minh (Thừa Thiên-Huế) chuyên cung cấp, lắp đặt hệ thống cửa nhựa uPVC, cửa nhôm kính cho dự án. Ông hỏi, khi đấu thầu công ty ông có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay không?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 38, Khoản 39 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 20, Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, trường hợp tổ chức chỉ thực hiện việc lắp đặt sàn gỗ, cửa gỗ thuộc phần nội thất của công trình thì không thuộc đối tượng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Theo Baochinhphu.vn
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 |