Tôi đang làm dự toán cọc khoan nhồi. tôi áp dụng ĐM 1776 thì hao phí bê tông thương phẩm của cọc khoan nhồi là 15% (1.15m3bt/1m3) tuy nhiên Chủ đầu tư không đồng ý và chỉ chấp nhận hao phí 1 0%( 1.1 m3 / 1 m3 ) và đưa ra định mức hao phí vật tư 1784 ngày 16 tháng 08 năm 2007. Tôi đã nghiên cứu và không hiểu tại sao định mức thì áp dụng 15% mà định mức vật tư lại
là 10%.
Tôi xin trân trọng cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm vì đây liên quan rất lớn giá thành của tôi với khối lượng nhiều.
Về vần đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Định mức hao hụt bê tông thương phẩm trong công tác bê tông cọc .nhồi, mã hiệu AF.25000 định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1 776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng bằng 1 5% là đã điều chỉnh
lại cho phù hợp với thực tế thi công.
Hao hụt vữa bê tông trong công tác đổ bê tông cọc khoan nhồi trong tập định mức vật tư trong xây dựng bằng 1 0% tương ứng với tính toán trong tập định mức dự toán xây dựng 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 của Bộ Xây dựng. Khi lập dự toán tuy theo từng thời điểm mà áp dụng định mức cho phù hợp với qui định hiện hành.
Hiện tôi đang làm việc tại 1 công ty tư vấn xây dựng tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam xin hỏi được như sau:
.Lập dự toán công trình xây dựng mới, khi nào thì được áp dụng mức lương tối thiểu mới theo nghị định 97/2009/NĐ-CP ngày 03/l0/2009? hiện nay có 1 số công trình chúng tôi đã áp dụng nhưng cơ quan thẩm định không đồng ý thẩm định vì chưa có thông tư và công văn hướng dẫn thực hiện, như vậy có đúng không?
Xin cảm ơn.
Khoản 1 Điều 5 tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ về Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động quy định : Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Vì vậy, lập dự toán công trình xây dựng mới áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 97/2009/NĐ-CP từ ngày 01/01/2010 là hoàn toàn phù hợp. Về phương pháp xác định hệ số điều chỉnh (nếu sử dụng phương pháp hệ sô) thì bạn căn cứ vào phương pháp hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trong Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng.
Kính gửi : Viện Kinh tế - BXD
Hiện tại tôi đang tham gia làm công tác tư vấn đấu thầu dịch vụ chọn nhà thầu tư vấn triển khái bước thiết kế bản vẽ thi công và Dự toán cho một công trình Giao thông có giá trị >20tỷ ( giá trị XL). Tuy nhiên, trong số các nhà thầu đăng ký mua HSMT gói thầu dịch vụ tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và dự toán này có cả nhà thầu đã lập dự án đầu tư dự án trên. Vậy tôi muốn hỏi, việc nhà thầu đã lập dự án trên có được tham gia tiếp bước đấu thầu công việc thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình trên không? Căn cứ vào hướng dẫn nào?
Kính đề nghị quý viện hướng dẫn, xin chân thành cảm ơn!
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Tại Điều 11 của Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 có qui định nghiêm cấm nhà thầu lập dự án tham gia đấu thầu thực hiện bước thiết kế tiếp theo. Luật sửa đổi số 38/2009/QH12 đã sửa Điều 11 trong Luật Đấu thầu, theo đó không còn qui định nghiêm cấm này. Vì vậy trong trường hợp bạn hỏi nhà thầu đã lập dự án được tham gia đấu thầu thiết kế bản vẽ thi công.
Kính gửi Viện kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng.
Vấn đề bạn hỏi Viện Kinh tế xây dựng xin giải đáp như sau:
Ngày 31/08/2009 Bộ Công thương đã có văn bản số 8571/BCT-NL về việc hướng dẫn điều chỉnh đơn giá XDCB chuyên ngành xây lắp ĐZ và lắp đặt TBA theo công văn số 7606/BCT-NL, hướng dẫn điều chỉnh dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009. Trong văn bản số 8571/BCT-NL đã hướng dẫn chi tiết việc điều chỉnh dự toán xây lắp tính theo các mức lương tối thiểu tại các vùng 1, 3, 4.
Bạn thực hiện điều chỉnh theo hướng dẫn tại văn bản số 8571/BCT-NL nhé.
Tôi hiện đang thi công tại công trình thành phố Thanh Hóa có thi công phần cọc BTCT dự ứng lực kích thước 400x400. Tôi có 2 vấn đề xin hỏi như sau:
1. Hiện nay trong danh mục định mức và đơn giá không có phần chế tạo và thi công cọc BTCT dự ứng lực , vậy tôi xin hỏi cách tính như thế nào?
2. Phần cọc ép âm đơn gía có khác so với ép cọc nổi không?
Kính mong viện KTXD trả lời giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
1. Đối với các công tác xây dựng chưa có trong hệ thống định mức đã được công bố hoặc đã có nhưng chưa phù hợp thì Chủ đầu tư tổ chức xây dựng định mức cho các công tác này, như quy định tại Thông tư số 05/2007/Tr-BxD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây lắp công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng có quy định: Đối với trường hợp phải dùng cọc dẫn để đóng cọc âm thì định mức nhân công và máy thi công đóng, ép cọc dẫn được nhân với hệ số 1,05 so với định mức đóng , ép cọc tương ứng và chưa bao gồm công tác sản xuất, chế tạo cọc dẫn.
Kính gửi Viện Kinh tế Xây dựng.
Tôi có vướng mắc trong quá trình tham khảo tập Suất vốn đầu tư, kính gửi Viện xem xét:
- Suất vốn đầu tư nhà chung cư cao 16 tầng là 5.790.000 đ, chưa có xây dựng tầng hầm.
- Vậy tôi muốn tính Tổng mức đầu tư cho nhà chung cư 16 tầng + 02 tầng hầm thì tính ra sao (tổng cộng 18 tầng)? Vì hiện nay tôi hiểu có 3 cách tính:
+ Cách 1: DTXD 16 tầng x 5.790.000 x 1,44
+ Cách 2: DTXD 18 tầng x 5.790.000 x 1,44
+ Cách 3: (DTXD 16 tầng x 5.790.000 x 1,44) + (DTXD 02 tầng hầm x 5.790.000 x 1,44)
Như vậy cách tính nào là đúng, mong Viện trả lời sớm./.
Viện Kinh tế Xây dựng xin trả lời như sau:
Muốn xác định vốn đầu tư cho xây dựng nhà chung cư 18 tầng trong đó có 16 tầng nhà và 02 tầng hầm, theo công văn số 208/BXD-VP ngày 19/02/2009 thì suất vốn đầu tư cho 1m2 sàn nhà 16 tầng là 5.790.000 đ nếu có xây thêm 2 tầng hầm thì nhân k=1,14 thì vốn đầu tư được tính như sau:
S m2 sàn 16 tầng x 5.790.000 đ/m2 x 1,14 + tổng CP chưa tính trong SVĐT theo mục 3 thuyết minh (trang 2) và mục c (trang 6)
Kính gửi : Viện Kinh tế Xây dựng
Hiện nay đơn vị chúng tôi đang quyết toán công trình xây lắp công trình đã hoàn thành. Nhưng chủ đầu tư yêu cầu một số nội dung liên quan , nhưng chúng tôi rất khó thực hiện, cụ thể như sau:
* Hợp đồng thi công theo đơn giá điều chỉnh
* Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công:
1. Đối với các loại vật liệu không có trong đơn giá thông báo của Liên sở Xây dựng – Tài chính của địa phương thì:
- Đơn vị thi công cung cấp hóa đơn GTGT, ít nhất 3 báo giá vật liệu đó tại thời điểm mua.
- Phải có thông báo của Sở tài chính địa phương chấp thuận giá của các vật liệu đó. Nếu không có thông báo của Sở tài chính thì không chấp nhận hóa đơn đó và sẽ không quyết toán giá trị vật liệu thi công đó.
-> Như vậy có đúng qui định không ? Nếu không có thông báo của Sở tài chính chấp thuận thì đơn vị thi công sẽ mất đi phần chi phí vật liệu và chi phí liên quan vật liệu để thi công công trình ?
2. Đối với vật liệu thi công có đơn giá cao hơn nhiều so với giá thông báo của Tỉnh ( công trình thi công từ tháng 3/2008 đến tháng 12/2008).
- Chủ đầu tư không chấp nhận thanh toán theo giá cao hơn đó. Mặc dù đơn vị thi công đã có tờ trình lúc thi công, có hợp đồng và hóa đơn GTGT mua vào xác nhận thời điểm mua.
-> NHư vậy có đúng với thông tư 05/2005/TT-BXD không ?
3. Đối với đất, cát, sạn, đá thi công công trình:
- Đã có thông báo giá của Liên sở Xây dựng – Tài chính của địa phương tại nơi sản xuất
- Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công cung cấp toàn bộ hóa đơn GTGT đã mua khối lượng đất, cát, sạn, đá đó:
->Như vậy có cần thiết không ? Chủ đầu tư yêu cầu như vậy có đúng chức năng không ?
4. Đối với cước vận chuyển đất, cát, sạn, đá:
- Đã có quyết định giá cước vận chuyển theo từng loại đường và có quyết định loại đường của địa phương.
- Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công phải cung cấp toàn bộ hóa đơn GTGT mua cước vận chuyển cho toàn bộ khối lượng vận chuyển đất, đá, cát, sạn thi công công trình:
->Như vậy có cần thiết không ? Chủ đầu tư yêu cầu như vậy có đúng chức năng không ?
Kính mong Viện Kinh tế Xây dựng tư vấn giúp chúng tôi !
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Thông tư số 06/2007/ TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng có quy định: Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là giá hợp đồng xây dựng mà khối lượng công việc và đơn giá cho công việc được phép điều chỉnh trong các trường hợp được quy định tại hợp đồng xây dựng. Vì vậy. vấn đề quý bạn hỏi xin được trả lời như sau:
(1)- (3): Giá vật liệu để điều chỉnh là giá vật liệu do Liên sở Thông báo hoặc công bố. Đối với các loại vật liệu không có trong thông báo giá của Liên Sở Xây dựng - Tài Chính của Địa phương thì căn cứ vào hoá đơn thuế giá trị gia tăng hoặc chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài Chính phù hợp với mặt hàng giá thị trường nơi xây dựng công trình.
(2): Đối với vật liệu thi công có đơn giá cao hơn so với giá thông báo của Tỉnh, Chủ đầu tư cần căn cứ vào nội dung cụ thể được quy định trong hợp đồng đã ký kết để quyết định giá vật liệu và thời điểm để tính điều chỉnh.
(4): Tại địa phương đã có quy định về loại đường và giá cước vận chuyển theo từng loại đường thì cước vận chuyển các loại vật liệu: đất, cát, sạn đá... được vận dụng theo quy định đó.
Kính gửi: Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng
Theo văn bản 1917/BXD-VP có nêu "trường hợp chi phí tư vấn theo hạng mục công trình hoặc gói thầu: Hạng mục công trình phải có công năng riêng, độc lập trong công trình". Vậy tôi muốn hỏi là: khi nào hạng mục công trình được coi là độc lập trong công trình. Hạng mục công trình thế nào được gọi là có công năng riêng. Có quy định nào không ?
Tại Thông tư 05/2007/TT-BXD có nêu "Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí dự án". Vậy tôi muốn hỏi thế nào được coi là một công trình trong dự án có nhiều công trình. Có quy định nào không ?
Trân trọng cảm ơn Viện.
Về vấn đề bạn hỏi Viện Kinh tế xây dựng xin có ý kiến trả lời như sau:
1. Hạng mục công trình được coi là độc lập và có công năng riêng khi việc xây dựng và vận hành hạng mục công trình không chịu tác động ảnh hưởng của các hạng mục công trình khác và việc sử dụng hạng mục này nhằm đáp ứng một yêu cầu cụ thể nào đó của dự án. Ví dụ như xây dựng hạng mục trạm biến áp, nhà để xe...
2. Khái niệm công trình xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Xây dựng. Dự án có thể bao gồm một hoặc nhiều công trình xây dựng. Danh mục công trình xây dựng thuộc dự án được xác định trong quyết định đầu tư do cấp có thẩm quyền phê duyệt
Tôi là kỹ sư điện chuyên ngành Điện kỹ thuật, hiện tôi đang làm với công việc lập dự toán cho các dự án điện ở một Công ty tư vấn thiết kế, kinh nghiệm lập dự toán trên 5 năm. Tôi dự định học lớp nghiệp vụ kỹ sư định giá để xin cấp CCKSĐG. Vậy tôi có được cấp Chứng chỉ kỹ sư định giá không? Mong được phản hồi sớm.
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
- Điều kiện cấp chứng chỉ kỹ sư định giá đã được hướng dẫn tại Điều 7, Quyết định số 06/2008/QĐ-BXD ngày 18/4/2008 về việc ban hành Quy chế cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.
- Theo nội dung trình bày, Ban đã đáp ứng một số điều kiện để được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 gồm:
+ Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, kinh tế-kỹ thuật, kỹ thuật do tổ chức hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp và đang thực hiện các công việc có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
+ Có 5 năm tham gia hoạt động xây dựng trước thời điểm xin cấp chứng chỉ;
- Để được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 Bạn cần đáp ứng thêm một số điều kiện sau:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù;
+ Có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng theo qui định của Bộ Xây dựng;
+ Có hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo quy định tại Điều 10 của Quyết định số 06/2008/QĐ-BXD và đã nộp lệ phí cho cơ quan cấp chứng chỉ theo quy định;
+ Đã trực tiếp thực hiện ít nhất 5 công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định tại Điều 3 của Quyết định số 06/2008/QĐ-BXD.
Chúc Bạn thành công.
Cho tôi hỏi: Công tơ điện khi lập dự toán công trình điện thuộc Dự án năng lượng nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ là thiết bị hay vật liệu điện? Theo TT17/2000 BXD thì nó thuộc vào mục chi phí vật liệu. Theo văn bản số 963 của Công ty Điện lực 1 năm 1996 thì tính là thiết bị điện. Vậy hiện nay tôi lập dự toán công trình sẽ cho công tơ điện vào mục nào?
Xin cảm ơn Viện Kinh Tế Xây Dựng
Vấn đề bạn hỏi xin được trả lời như sau:
Việc phân loại vật liệu để tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng công trình đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000. Theo hướng dẫn tai thông tư số 17/2000/TT-BXD thì "Đồng hồ đo đếm điện các loại (kể cả thông tin và điện lực)" được quy định là vật liệu và phụ kiện thông tin nối mạng. Loại vật liệu này được tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng công trình.
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 |