Xin được giải đáp vấn đề như sau:
Sau khi đánh giá HSDT, có 02 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật, được đưa vào xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:
1. Nhà thầu A: Chào giá phần thiết bị với thuế suất VAT 5%.
2. Nhà thầu B: Chào giá phần thiết bị với thuế suất VAT 10%.
Các thiết bị trên cùng quy cách, chủng loại, tính năng kỹ thuật.
Xin hỏi: Khi xác định giá đánh giá có đưa về cùng một mức thuế suất VAT để đánh giá hay không ?
Về vấn đề bạn hỏi, Viện Kinh tế xây dựng xin giải đáp như sau:
Với cùng một loại thiết bị sẽ có cùng một mức thuế VAT do Nhà nước quy định. Do nhà thầu không cập nhật được các quy định nên đưa ra mức thuế khác nhau trong hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này khi xét thầu sẽ điều chỉnh lại mức thuế theo đúng quy định và công việc này được coi là hiệu chỉnh sai lệch hồ sơ dự thầu.
Pháp luật về đấu thầu hiện hành có quy định cụ thể về khoảng thời gian đối với từng bước trong quy trình chỉ định thầu không?
Pháp luật về đấu thầu hiện hành không quy định cụ thể về khoảng thời gian đối với từng bước trong quy trình chỉ định thầu. Điểm đ khoản 3 Điều 40 Nghị định 85/2009/NĐ-CP quy định, thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày. Theo đó, căn cứ quy định này, chủ đầu tư là người quyết định về khoảng thời gian cụ thể đối với từng bước trong quy trình chỉ định thầu, như thời gian tối thiểu từ khi gửi thư yêu cầu đến khi phát hành hồ sơ yêu cầu và thời gian tối thiểu để chuẩn bị hồ sơ đề xuất đảm bảo không vượt quá tổng thời gian theo quy định nêu trên.
(Nguồn Báo Đấu thầu số 197 ngày 2/10/2012)
Tôi đang làm tại 1 Ban quản lý. Hiện nay chúng tôi đang làm hồ sơ điều chỉnh dự toán theo thông tư 05/2009TT-BXD ngày 15/4/2009 cho hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Công trình hiện nay đã thi công xong, chuẩn bị hoàn công quyết toán, chúng tôi làm các bước như sau:
+ Nhà thầu sẽ làm dự toán điều chỉnh bằng cách trong bảng đơn giá chi tiết sẽ nhân thêm hệ số nhân công là: 1.64/1.29 và hệ số máy là 1.18/1.1 và như vậy ra được đơn giá mới và giá của gói thầu sau khi điều chỉnh.
+ Phần điều chỉnh này sẽ được Chủ đầu tư thẩm định và ra văn bản phê duyệt ( nếu không làm thay đổi tổng mức đầu tư) hoặc báo cáo vowisNg]ời quyết định đầu tư nếu điều chỉnh làm thay đổi tổng mức đầu tư.
+ Sau đó Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành ký phần đơn giá điều chỉnh như theo PL 03 của thông tư 06/209/TT-BXD hay chỉ cần ký phụ lục hợp đồng để bổ sung phần chênh lệch giữa dự toán điều chỉnh và giá hợp đồng đã ký.
Kính mong quý Viện giải đáp để Chúng tôi làm căn cứ điều chỉnh. Xin cảm ơn nhiều!
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình có quy định điều chỉnh dự toán từ ngày 01/01/2009 theo mức lương tối thiểu vùng (nơi lxây dựng công trình) đối với những khối lượng còn lại của công trình, gói thầu thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước đang thực hiện dở dang mà người quyết định đầu tư chưa quyết định chuyển tiếp thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ; Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2009 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng.
- Không dùng các hệ số điều chỉnh dự toán theo Thông tư trên để điều chỉnh đơn giá.
Kính mong Viện kinh tế - Bộ xây dựng giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây:
- Hợp đồng xây dựng ký kết theo nghị định 16/2005/ND-CP ngày7/2/2005
- Thời gian ký hợp đồng từ 1/10/2007 đến 15/06/2008
- Hình thức hợp đồng trọn gói (đã được điều chỉnh sang hình thức hợp đồng theo giá điều chỉnh theo quyết định số 3169/QĐ-BGDĐT ngày 27/04/2009)
Như vậy hợp đồng có được tính chênh lệch theo Thông tư 09/2008/TT-BXD (17/4/08) và Thông tư 03/2008/TT-BXD (25/1/2008) không? Tôi xin cảm ơn.
Về điều chỉnh chi phí nhân công:
Về điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng:
- Thông tư 09/2008/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng làm tăng (giảm) chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu (sau đây gọi là khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng tăng giá) (Thông tư 09 xử lý vấn đề đột biến giá cả ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu vào khoảng thời điểm từ năm 2007 và nửa đầu 2008 - không thể hiểu là Thông tư 09 kéo dài mãi mãi, vì sau đó mọi người đều đã biết về việc tăng giá và có biện pháp ứng xử thích hợp đối với việc lập dự toán, lập hồ sơ dự thầu, ký kết hợp đồng... tiếp theo).
- Thông tư 09/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh hình thức giá hợp đồng đối với các hợp đồng đã lỡ thực hiện hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định thành giá hợp đồng theo giá điều chỉnh do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu.
-> Các khối lượng thực hiện theo hợp đồng của bạn nếu phù hợp với các điều kiện nói trên thì được thực hiện điều chỉnh theo Thông tư 09/2008/TT-BXD.
Lưu ý: Khi điều chỉnh theo 2 thông tư nói trên cần tránh trùng lặp phần đã bù chi phí nhiên liệu, năng lượng theo Thông tư 03/2008/TT-BXD (đã bao gồm trong hệ số điều chỉnh giá ca máy) khi tính điều chỉnh theo Thông tư 09/2008/TT-BXD.
Xin gửi lời chào trân trọng tới Viện kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng. Đơn vị chúng tôi là chủ đầu tư xây dựng trụ sở của công ty, quá trình tổ chức thực hiện đấu thầu và lựa chọn nhà thầu đến nay, chúng tôi đã lựa chọn được nhà thầu trúng thầu và đang trong quá trình thương thảo hợp đồng. Tuy nhiên trong quá trình thương thảo hợp đồng có phát sinh các vấn đề xin nhờ Viện Kinh tế xây dựng giải đáp giúp, cụ thể như sau: - Theo quy định trong HSMT chúng tôi quy định: + Về hình thức hợp đồng là: Hợp đồng trọn gói. + Về khối lượng thừa thiếu (nhà thầu đề nghị khi lập HSDT) so với tiên lượng mời thầu, chúng tôi yêu cầu nhà thầu lập thành bảng riêng và không tính trong đơn dự thầu. - Quá trình thương thảo hợp đồng chúng tôi yêu cầu nhà thầu giải trình khối lượng thừa thiếu nêu trong HSDT của nhà thầu trúng thầu. Nhà thầu đã tiến hành giải thích và làm rõ khối lượng thừa thiếu này. Quá trình giải thích và làm rõ chúng tôi và nhà thầu phát hiện khối lượng thừa thiếu theo đề xuất của nhà thầu nêu trong HSDT có sự tăng lên hoặc giảm xuống theo từng khoản mục công việc, ngoài ra nhà thầu còn đề xuất thiếu các khoản mục công việc thi công chưa đưa vào HSDT. Từ thực tế đó, căn cứ theo yêu cầu của HSMT về hình thức hợp đồng (Hợp đồng trọn gói) và các quy định của pháp luật liên quan khi thực hiện ký kết hợp đồng trọn gói nên chúng tôi thực hiện xác định giá hợp đồng như sau: Giá hợp đồng bao gồm: Giá trúng thầu (khối lượng theo tiên lượng mời thầu và giá chào thầu của nhà thầu) + Giá trị khối lượng thừa thiếu theo đề xuất của nhà thầu nêu trong HSDT + Giá trị khối lượng thừa thiếu phát hiện trong quá trình thương thảo hợp đồng không có trong đề xuất của nhà thầu nêu trong HSDT Việc xác định giá hợp đồng theo hình thức hợp đồng trọn gói của chúng tôi như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không? Vì quá trình ký hợp đồng trọn gói hai bên A và B phải xác định được rõ khối lượng, chất lượng, tiến độ... của công việc. Rất mong Viện Kinh tế xây dựng giúp tôi làm sáng tỏ vấn đề nói trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Vấn đề bạn hỏi đã được qui định tại Điều 48 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, theo đó “Đối với công việc xây lắp, trước khi ký kết hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc chủ đầu tư phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác.....”. Như vậy, việc xác định giá hợp đồng như đề xuất của bạn là đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Trong trường hợp việc điều chỉnh giá trị khối lượng chào thừa/thiếu làm vượt giá trúng thầu thì cần báo cáo người quyết định đầu tư để theo dõi, kiểm soát đảm bảo cho việc tăng chi phí của gói thầu không làm vượt tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
- Trường hợp việc điều chỉnh giá trị khối lượng chào thừa/thiếu không làm vượt giá trúng thầu thì chủ đầu tư tự quyết định làm cơ sở để ký hợp đồng với nhà thầu.
Liên danh Công ty A + Công ty B + Công ty C (A, B, C) tham gia đấu thầu gói thầu X , sau khi trúng với giá trúng thầu là 190tỷ, B và C có làm ủy quyền cho A ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư ( A làm đại diện chính của Liên danh), A đã đàm phán và ký kết với chủ đầu tư trong đó có phần giảm giá. Sau khi hợp đồng có hiệu lực, C không đồng ý với điều kiện giảm giá mà A đã đàm phán và làm công văn gửi thông báo cho Chủ đầu tư, A, B về việc rút khỏi liên danh nêu lý do phát sinh những khó khăn nên không thể thực hiện được phần công việc trong liên danh.Phần việc của C theo thỏa thuận liên danh khi tham gia đấu thầu là 30% và có những hạng mục rất quan trọng trong gói thầu.
Xin hỏi:
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc rút khỏi liên danh của C có được phép hay không và các hậu quả pháp lý phát sinh?
2. Các bước cần xử lý đối với tình huống này.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý cơ quan
Trân trọng
Note: Đây là gói thầu đấu thầu rộng rãi, có sơ tuyển. Khi xét thầu gói thầu này, tổ chuyên gia xét thầu dựa trên năng lực, kinh nghiệm của 3 đơn vị và công việc tương ứng của họ cho từng công việc trong gói thầu. Nếu chỉ có A và B thì không đảm bảo để thực hiện hợp đồng
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
1 Việc nhà thầu C rút khỏi liên danh dự thầu ABC sau khi đã ký hợp đồng với chủ đầu tư và việc giải quyết các hậu quả về mặt pháp lý đối với sự việc này được căn cứ vào thỏa thuận giữa các thành viên trong liên danh dự thầu và hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với liên danh dự thầu.
2. Trong trường hợp nêu trên thì chủ đầu tư báo cáo cấp quyết định đầu tư để xử lý theo một trong các cách sau:
- Hủy đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại.
- Quyết định tiếp tục cho 2 nhà thầu A, B làm luôn phần việc của nhà thầu C nếu 2 nhà thầu A, B đồng ý và có đủ năng lực để thực hiện phần việc của nhà thầu C.
Công ty tôi có VB gửi Viên KTXD số 784/CV-PC3I-4 ngày 10/9/2009, nội dung như sau: Về khối lượng phát sinh >20% khối lượng có đơn giá trong HĐ (HĐ theo đơn giá cố định và được điều chỉnh trong trường hợp KL phát sinh >20%). Theo đó chúng tôi đã lập lại đơn giá mới theo quy định, nhưng với đơn giá mới sẽ thanh toán cho khối lượng nào?
- Cho toàn bộ khối lượng phát sinh so với hợp đồng;
Hay là:
- KL phát sinh trong phạm vi 20% (<20%)tính theo đơn giá trong hợp đồng, còn khối lượng phát sinh ngoài phạm vị 20% (>20%)tính theo đơn giá mới.
Kính mong quý Viện trả lời giúp.
Chân thành cảm ơn!
Viện Kinh tế Xây dựng đã nhận được công văn số 784/CV-PC3I-4 hỏi về vấn đề thanh toán khối lượng phát sinh trong hợp đồng xây dựng và đã gửi quý công ty văn bản trả lời số 909/VKT-CC ngày 28/09/2009.
Hiện nay chúng tôi đang quyết toán công trình xây dựng đường, có một số vướng mắc xin hỏi như sau:
Công trình thi công theo Thiết kế kỹ thuật khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công (TK 2 bước). Lúc đầu Chủ đầu tư và Nhà thầu ký hợp đồng kèm theo bảng khối lượng và giá trị giống như hồ sơ trúng thầu(TKKT), sau khi TK Bản vẽ thi công được phê duyệt có sự thay đổi về khối lượng với TKKT và phần phát sinh thêm ngoài TKKT. Việc nghiệm thu thanh toán theo khối lượng của TK BVTC mà không làm thêm phụ lục hợp đồng.
Tôi xin hỏi việc nghiệm thu khối lượng khác với hợp đồng và không làm phụ lục hợp đồng có ảnh hưởng đến quyết toán (theo khối lượng trong TKBVTC) hay không?
- Giá trị Quyết toán lớn hơn hoặc nhỏ hơn hợp đồng ban đầu thì hướng giải quyết như thế nào?
Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ quý Viện!
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, khi có khối lượng phát sinh hợp lý (không thuộc về lỗi nhà thầu) nằm ngoài phạm vi công việc của hợp đồng đã ký kết thì về nguyên tắc các bên hợp đồng phải thống nhất để ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng cho các khối lượng phát sinh này. Phụ lục bổ sung hợp đồng và hợp đồng là cơ sở để xem xét thực hiện việc quyết toán giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
Kính gửi: Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng
Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9 là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được giao làm chủ đầu tư các công trình thuỷ lợi khu vực miền Đông Nam bộ. Trong quá trình thực hiện điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng (theo Luật đấu thầu, Nghị định 58/2008/NĐ-CP), Ban chúng tôi gặp phải một số vướng mắc, kính đề nghị Viện kinh tế Xây dựng giúp hướng dẫn thực hiện.
Về vấn đề bạn hỏi Viện Kinh tế có ý kiến như sau:
1. Trong trường hợp 1 phải xác định hợp đồng đã ký kết là loại hợp đồng gì. Nếu là hợp đồng trọn gói thì không được điều chỉnh giá hợp đồng, ngoại trừ các khối lượng phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra. Nếu là hợp đồng có điều chỉnh giá thì được điều chỉnh dựa trên nguyên tắc khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng phát sinh đó.
2. Trong trường hợp 2 và 3: Việc điều chỉnh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công không trái với thiết kế cơ sở phải được chủ đầu tư phê duyệt. Và việc điều chỉnh giá hợp đồng do thay đổi thiết kế tuỳ thuộc vào hình thức giá hợp đồng, cụ thể như sau:
- Trường hợp giá hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo, ký phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng bổ sung cho khối lượng phát sinh.
- Trường hợp giá hợp đồng theo đơn giá hoặc giá điều chỉnh, chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo về cách tính khối lượng cũng như đơn giá để xác định lại giá hợp đồng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của gói thầu
Khi triển khai thực hiện hợp đồng thi công xây dựng, trường hợp nhà thầu yếu kém, vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư căn cứ quy định trong hợp đồng ra quyết định thấm dứt một phần (hoặc toàn bộ) hợp đồng đối với nhà thầu đồng thời ra quyết định chỉ định bổ sung một nhà thầu khác (đã thực hiện tốt hợp đồng ở các gói thầu khác trong cùng Dự án) đảm bảo đơn giá, tiến độ và giá hợp đồng đã ký không bị vượt. Việc xử lý như vậy của thủ đầu tư có đúng không? Có cần thiết phải xin phép người quyết định đầu tư một cơ chế đặc thù để xử lý trường hợp này, đảm bảo chặt chẽ và đúng quy định?
Câu hỏi của Bạn liên quan đến 2 nội dung:
1. Quy định về trách nhiễm trong đấu thầu
Luật số 38/2009/QH12 đã điều chỉnh nhiệm vụ giữa người có thẩm quyền (người quyết định đầu tư) và chủ đầu tư Theo đó, từ ngày 1/8/2009 khi Luật số 38/2009/QH12 có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư (ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 60 Luật Đấu thầu năm 2005) có trách nhiệm thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:
- Phê duyệt hồ sơ mời thầu (HSMT);
- Phê duyệt kết quá lựa chọn nhà thầu,
- Xử lý các tình huống trong đấu thầu
Trong Luật Đấu thầu năm 2005, ba nhiệm vụ nêu trên được giao cho người có thẩm quyền. Tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 85/2009/ NĐ-CP quy định, việc phân cấp trách nhiệm trong đấu thầu thực hiện theo quy định của Luật số 38/2009/QH12 từ ngày 1/8/2009.
2. Trách nhiễm xử lý hợp đồng đang thực hiện
Hợp đồng xây dựng đối với gói thầu của Bạn căn cứ trên các quy định của Luật Đấu thầu, Luật số 38/2009/QH12, Luật Xây dựng và các Nghị định hiện hành liên quan như Nghị định 85/2009/NĐ-CP, Nghị định 12/2009/NĐ-CP, Nghị định 48/2010/ NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 61. Luật Đấu thầu, chủ đầu tư chịu trách nhiệm vè nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Như vậy chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về hợp đồng đã ký với nhà thầu. Một khi hợp đồng đã được ký thì những vấn đề phát sinh trong thực hiện hợp đồng phải căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng chứ không còn liên quan đến kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó. Bởi lẽ, kết quả lựa chọn nhà thầu là căn cứ để ký hợp đồng.
Nghị định 48/2010/NĐ-CP quy định, hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng. Như vậy, việc xử lý các phắt sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thuộc trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng đã ký (chủ đầu tư và nhà thầu). Nghĩa là ai ký hợp đồng thì người đó có trách nhiệm xử lý hợp đồng.
Trong hợp đồng có điều khoản về xử lý các vấn đã phát sinh trong quá trình thực hiện để tạo căn cứ pháp lý cho các bên khi cần thiết. Các điều khoản hợp đồng trong Mẫu HSMT xây lắp (ban hành kèm theo thông tư 01/2010/TT-BKH), các Điều từ Điều 39 đến Điều 43 Nghị định 48/2010/NĐ-CP đều quy định các nội dung liên quan tới xử lý hợp đồng. Điếu 75 Luật Xây dựng còn quy định, chủ đầu tư có quyền đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định cửa pháp luật. Tại khoản 17 Điều 2 Luật số 38/2009/QH12 quy định: việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được thủ đầu tư xem xét quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
Trở lại tình huống của Bạn thấy rằng, việc xử lý của chủ đầu tư không làm thay đổi dự án đầu tư, phạm vi công việc của gói thầu, đảm bảo không vượt với đơn giá như đã ký trong hợp đồng, đảm bảo tiến độ hoàn thành hợp đồng là hoàn toàn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư.
Tuy nhiên,cần lưu ý rằng tại Điều 109 Luật Xây dựng có quy định: khi có sự thay đổi dự án đầu tư xây dựng công .trình mà phải điều chỉnh hợp đồng thì phải được người quyết định đầu tư cho phép. Bên cạnh đó, khoản 17 Điều 2 Luật số 38/2009/QH12 quy định trường hợp có phát sinh hợp lý những công. việc ngoài quy định trong hợp đồng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng đề tính toán bổ sung các công việc phát sinh và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng, trường hợp thỏa thuận không thành thì nội dung công việc phát sinhđó hình thành một gói thầu mới và biến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
Khi đã có quy định về quyền và trách nhiệm trong Luật đối với từng bộ phận tham gia thì việc thực hiện không thể chuyển từ người này sang người khác mà như thường nói “Việc ai người đó làm”. Có điều mọi việc và mọi người khi thực hiện phải theo đúng quy định.
(Nguồn Báo Đấu thầu số 157 ngày 7/8/2012)
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 |