Trong mục 3.3.3 tại QĐ 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bó Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn xây dựng công trình có quy định:
Chí phí thiết kế xác định như sau: Ctk=Cxd*Nt*(k+0,1)
Trong đó:
k: Hệ số điều chỉnh giảm định mức chi phí thiết kế
Vậy xin hỏi công trình không điều chỉnh thì k bằng bao nhiêu? hệ số điều chỉnh tăng thì có áp dụng công thức trên không?
Công thức nói trên chỉ sử dụng để xác định chi phí thiết kế khi cần phải áp dụng các hệ số điều chỉnh giảm định mức chi phí thiết kế (hệ số k). Trong truờng hợp này thì chi phí giám sát tác giả được tách riêng ra để không bị điều tiết bởi sự điều chỉnh giảm định mức chi phí thiết kế.
- Trường hợp không phải áp dụng hệ số điều chỉnh định mức chi phí thiết kế thì chi phí thiết kế tính theo công thức: Ctk = Cxd x Nt
- Trường hợp cần phải áp dụng hệ số điều chỉnh tăng định mức chi phí thiết kế thì chi phí thiết kế tính theo công thức: Ctk = Cxd x Nt x k
Trong đó k là các hệ số điều chỉnh tăng định mức chi phí thiết kế.
Kính nhờ Viện Kinh tế xây dựng - Bộ xây dựng giải đáp giúp tôi một số vấn đề sau:
1. Thế nào là khối xây phức tạp? (Việc xây tường hộp kỹ thuật có được áp dụng mã hiệu khối xây phức tạp không? Các hộp kỹ thuật ngoài nhà phải xây sau khi đi đường nước trục đứng và kết hợp xây khi lắp dựng giáo hoàn thiện ngoài nhà có được áp dụng mã hiệu khối xây phức tạp không?)
2. Trong bảng chênh lệch vật tư, vật tư khác được tính theo % của vật tư chính. Khi vật tư chính có sự biến động tăng về giá (VD: gạch xây, đá 1x2...) thì giá trị vật tư khác cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi thi công công trình, chủ đầu tư có giải thích là có thể giá vật tư chính tăng nhưng giá các vật tư khác phục vụ cho công tác thi công xây lắp đó không tăng nên không duyệt phần tăng giá đó trong bảng chênh lệch vật tư. Điều này có hợp lý không?
3. Hiện nay, trong các văn bản pháp quy của nhà nước về xây dựng, về phía đơn vị thi công chỉ quy định chức danh chỉ huy trưởng. Tuy nhiên, một số đơn vị thi công hiện nay đang dùng một số thuật ngữ thay thế khác như: kỹ sư trưởng, chủ nhiệm công trình, kỹ sư phụ trách ... Vậy có thể chấp nhận các thuật ngữ này không và nên hiểu các thuật ngữ này như thế nào?
Vấn đề bạn hỏi Viện Kinh tế xây dựng trả lời như sau:
- Khối xây phức tạp là khối xây không có tên trong định mức dự toán xây dựng công trình, thông thường phải lập biện pháp thi công cụ thể cho từng khối xây phức tạp.
- Khi vật tư chính có biến động tăng giá, vật tư khác được tính bằng tỷ lệ % của vật tư chính trong bảng chênh lệch vật tư không được điều chỉnh tăng theo.
- Các chức danh của đơn vị thi công do người có thẩm quyền quyết định. Trong các quyết định sẽ quy định chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của từng đơn vị.
Kính gửi Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng.
Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng có quy định định mức cho công tác khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan xoay phản tuần hoàn (có sử dụng dung dịch khoan). Công tác khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi vào cuội, sỏi, sạn, trên cạn và dưới nước mã số AC.32700 với đường kính lỗ khoan D1500 và D2000 với thiết bị phục vụ là cần cẩu bánh xích 63T khác với việc sử dụng cần cẩu 25T hoặc 30T của định mức phổ biến cho nên không thể áp dụng, vận dụng những định mức đã nêu cho 2m chiều sâu ngàm vào cuội sỏi vì khi công trình đang thi công với thiết bị được sử dụng cho loại móng khoan nhồi là loại có đường kính 800mm thì việc thay đổi công nghệ thiết bị thi công chỉ cho chiều sâu trung bình 2m là không kinh tế. Với nội dung bạn hỏi, khi khoan vào đất bằng máy loại máy khoan nào thì phần khoan vào đá cũng bằng máy đó (máy TRC-5 hoặc máy khoan có mômen xoay >200Kwh) với cùng đường kính lỗ khoan D800mm và vận dụng cho cấp đất đá tương tự như lớp cuội sỏi cần khoan ngàm hoặc xây dựng định mức công trình cho phù hợp với thực tế thi công.
Kính nhờ Viện kinh tế giải đáp cho việc áp dụng hệ số tầng 1,15 trong việc xây dựng đơn giá cải tạo, áp dụng định mức 1778.
Chúng tôi (Cơ quan thẩm định của Chủ đầu tư) có thắc mắc xin được giải đáp giúp nội dung như sau:
Tháng 4 năm 2010 chúng tôi ký hợp đồng (hình thức theo đơn giá) với đơn vị thi công gói thầu cải tạo nâng cấp mặt đê bằng bê tông dùng máy giải SP500, nhà thầu đấu thầu có hợp đồng nguyên tắc với đơn vị khác có máy giải SP500.
Tuy nhiên đến khi triển khai thi công, nhà thầu lại không có máy giải SP500 mà xin Chủ đầu tư cho phép dùng loại máy giải khác có tính năng tương đương (để đẩy nhanh tiến độ). Đến nay nhà thầu xin lập định mức loại máy này. Vậy tôi xin hỏi:
- Chủ đầu tư có cho phép nhà thầu lập lại định mức ca máy mới này không?
- Kinh phí lập định mức Chủ đầu tư có phải bỏ không?
- Nếu định mức cao hơn dùng máy giải SP500 thì thanh toán thế nào?
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng theo Điều 5 của Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã qui định: Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác trong hợp đồng. Điều khoản hợp đồng theo thư bạn hỏi đã ký qui định sử dụng máy rải bê tông SP500, tuy nhiên đến khi triển khai thi công nhà thầu lại không có loại máy này và muốn được sử dụng loại máy rải khác thì cần phải đề xuất với chủ đầu tư xem xét quyết định. Nếu chủ đầu tư chấp thuận cho phép sử dụng loại máy đó, nhà thầu tiến hành lập định mức ca máy theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư số 04/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Về nguyên tắc, chi phí máy xác định theo định mức do nhà thầu lập ra không được phép vượt chi phí máy trong hợp đồng. Việc thanh toán căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng đã ký giữa các bên và phù hợp với các qui định của pháp luật.
Kính gửi Viện Kinh tế Xây dựng.
Theo điểm b, khoản 2, Điều 66 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP thì: "Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 1 đến 3 năm đối với Nhà thầu chuyển nhượng từ 10% trở lên giá trị phải tự thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký cho nhà thầu khác, trừ trường hợp có lý do chính đáng được người quyết định đầu tư cho phép
Xin hỏi Viện Kinh tế Xây dựng ý nghĩa của từ "chuyển nhượng" ở đây được hiểu như thế nào? Trường hợp Nhà thầu A sau khi ký HĐ với Chủ đầu tư, lại ký HĐ với các thầu phụ để thực hiện các phần công việc đặc thù (thí dụ san lấp, thi công ép cọc, HĐ nhân công, cung cấp vật tư...), tuy nhiên, Nhà thầu vẫn chịu trách nhiệm với Chủ đầu tư về mặt pháp lý thì có bị xem là "chuyển nhượng" HĐ hay không? Và Nhà thầu có thể ký HĐ với Nhà thầu phụ tối đa là bao nhiêu % khối lượng công việc?
Kính đề nghị quý Viện hướng dẫn, xin chân thành cảm ơn!
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
- Khái niệm “chuyển nhượng” biểu hiện hành vi “mua bán”. Việc nhà thầu chuyển nhượng một phần giá trị khối lượng công việc phải tự thực hiện nêu trong hợp đồng đã ký có nghĩa là nhà thầu bán lại một phần giá trị khối lượng công việc cho một chủ thể khác và không chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về những công việc này. Khái niệm chuyển nhượng khác với khái niệm giao thầu phụ, khi giao thầu phụ nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về công việc của nhà thầu phụ.
- Trong tình huống bạn hỏi, nhà thầu A sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư lại ký hợp đồng với các thầu phụ để thực hiện các phần công việc đặc thù không coi là chuyển nhượng hợp đồng. Tuy nhiên nhà thầu A vẫn phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ thực hiện phần công việc đã giao cho thầu phụ thực hiện.
- Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật không quy định tỷ lệ phần trăm giá trị khối lượng công việc nhà thầu được giao thầu phụ nhưng nhà thầu không được giao cho thầu phụ đảm nhận phần việc chính trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Sau khi đánh giá HSDT, có 02 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật, được đưa vào xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:
1. Nhà thầu A: chào giá phần thiết bị với thuế suất VAT 5%
2. Nhà thầu B: chào giá phần thiết bị với thuế suất VAT 10%
Các thiết bị trên cùng quy cách, chủng loại, tính năng kỹ thuật.
Xin hỏi: khi xác định giá đánh giá có đưa về cùng một mức thuế suất VAT để đánh giá hay không?
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Với cùng một loại thiết bị sẽ có cùng một mức thuế VAT do Nhà nước quy định. Do nhà thầu không cập nhật được các quy định nên đưa ra mức thuế khác nhau trong hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này khi xét thầu sẽ điều chỉnh lại mức thuế theo đúng qui định và công việc này được coi là hiệu chỉnh sai lệch hồ sơ dự thầu.
Kính gửi Viện Kinh tế xây dựng
Tên tôi là: Nguyễn Anh Túc
Hiện công tác tại: Công ty truyền dẫn Viettel - TCT Viễn Thông Quân đội
Kính mong Viện Kinh tế xây dựng giải đáp giúp tôi thắc mắc sau:
Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 về hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu mục II/a có ghi: "Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu.".
Nghĩa là việc phê duyệt quyết định đầu tư và phê duyệt quyết định kế hoạch đấu thầu là có thể làm đồng thời. Vậy tôi xin hỏi hai nội dung này có thể phê duyệt trong cùng một văn bản hay không?
Vậy kính mong Viện Kinh tế xây dựng giúp tôi vấn đề này!
Trân trọng cám ơn!
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Đối với các dự án nhỏ, đơn giản, khi lập dự án chủ đầu tư có thể đưa luôn nội dung kế hoạch đấu thầu vào quyển dự án. Khi phê duyệt dự án có nghĩa là phê duyệt luôn nội dung kế hoạch đấu thầu trong dự án mà không cần phải ra một quyết định phê duyệt riêng.
Trong chi phí lập hồ sơ mời thầu (HSMT), phần bản vẽ xuất bản kèm HSMT do chủ đầu tư cấp. Trường hợp HSMT quốc tế phải làm bằng 2 thứ tiếng thì chủ đầu tư phải cấp bản vẽ cả tiếng Anh và tiếng Việt hay chỉ cấp bản tiếng Việt còn đơn vị tư vấn phải dịch sang tiếng Anh. Hệ số chi phí lập HSMT bằng 2 thứ tiếng có gồm chi phí dịch bản vẽ không.
Có quy định ở văn bản nào sản phẩm là bao nhiêu bộ không?
Trường hợp bản vẽ xuất bản kèm theo quyển HSMT quá nhiều (hơn 1000 bản vẽ/bộ) thì có được lập dự toán chi phí riêng?
Trên đây là một số vấn đề chúng tôi gặp phải khi lập HSMT cho một số đơn vị. Rất mong được Viện giải đáp thắc mắc để các bên cùng được hiểu rõ.
Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 957/2009QĐ -BXD ngày 29/09/2009 công bố Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trong đó có quy định tại điểm 3.1 mục 3: Định mức chi phí tư vấn công bố tại Quyết định này chưa bao gồm chi phí để lập hổ sơ bằng tiếng nước ngoài. Khi xác định chi phí tư vấn có yêu cầu lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài theo định mức công bố tại Quyết định này thì bổ sung chi phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài; Chỉ phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí này dược lập trên cơ sở nội dung khối lượng công việc do chủ đầu tư thuê và các chế độ chính sách theo quy định.
Theo như quý bạn hỏi về các nội dung: Hồ sơ Chủ đầu tư cấp cho tư vấn lập bằng tiếng Anh và tiếng Việt hay chỉ bằng tiếng Việt; sản phẩm của công việc này là bao nhiêu bộ, bản vẽ xuất bản kèm theo HSMT quá nhiều có được lập dự toán riêng không? Các nội dung này được quy định tại Điều 108 mục 2 Luật Xây dựng, trong đó quy định Nội dung chủ yếu của Hợp đồng xây dựng bao gồm nội dung công việc phải thực hiện, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc..., các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng,...
Kính gửi Viện Kinh tế xây dựng
Theo điểm b, khoản 2, điều 66 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP thì: "Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 1 đến 3 năm đối với Nhà thầu chuyển nhượng từ 10% giá trị phải tự thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký cho nhà thầu khác trừ trường hợp có lý do chính đáng được người quyết định đầu tư cho phép".
Xin hỏi: Ý nghĩa của từ "chuyển nhượng" ở đây được hiểu như thế nào ? Trường hợp Nhà thầu A sau khi ký hợp đồng với Chủ đầu tư, lại ký HĐ với các thầu phụ để thực hiện các phần công việc đặc thù (VD: san lấp, thi công ép cọc, HĐ nhân công, cung cấp vật tư...). Tuy nhiên nhà thầu vẫn chịu trách nhiệm với Chủ đầu tư về mặt pháp lý thì có bị xem là "chuyển nhượng" hợp đồng không ? Nhà thầu có thể ký hợp đồng với Nhà thầu phụ tối đa là bao nhiêu % khối lượng công việc ?
Rất mong sự hồi âm. Chân thành cảm ơn và kính chào đoàn kết.
Về vấn đề bạn hỏi Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:
- Khái niệm “chuyển nhượng” biểu hiện hành vi “mua bán”. Việc nhà thầu chuyển nhượng một phần giá trị khối lượng công việc phải tự thực hiện nêu trong hợp đồng đã ký có nghĩa là nhà thầu bán lại một phần giá trị khối lượng công việc cho một chủ thể khác và không chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về những công việc này. Khái niệm chuyển nhượng khác với khái niệm giao thầu phụ, khi giao thầu phụ nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về công việc của nhà thầu phụ.
- Trong tình huống bạn hỏi, nhà thầu A sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư lại ký hợp đồng với các thầu phụ để thực hiện các phần công việc đặc thù không coi là chuyển nhượng hợp đồng. Tuy nhiên nhà thầu A vẫn phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ thực hiện phần công việc đã giao cho thầu phụ thực hiện.
- Hiện nay trong các văn bản qui phạm pháp luật không qui định tỷ lệ phần trăm giá trị khối lượng công việc nhà thầu được giao thầu phụ nhưng nhà thầu không được giao cho thầu phụ đảm nhận phần việc chính trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 |