Trang thông tin điện tử - Cơ quan chủ quản: Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng
Tìm kiếm nâng cao
  • DỰ ÁN: Đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

    20/09/2019 - 03:56
    428
    0
    0

    I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN DỰ ÁN
    – Theo tiến trình đổi mới đã được xác định tại Đề án “Đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình” (văn bản 1585/TTg-CN ngày 09/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2009/NĐCP ngày 14/12/2009 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

    – Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã bao quát những nội dung, yêu cầu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giai đoạn từ 2010 (từ khi có hiệu lực) đến 2014 (Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2015). Tiếp cận với với cơ chế kinh tế thị trường, tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giải quyết được nhiều bất cập trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng là những thành công mà Nghị định số 112/2009/NĐ-CP đạt được trong giai đoạn này. Nhiều ý kiến của các cơ quan quản lý, các tổ chức xây dựng, các tổ chức tư vấn và nhà thầu cũng đã nhất trí cho rằng, các quy định, hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm môi trường pháp lý để các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng công trình thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình trong quản lý đầu tư xây dựng công trình, tạo ra sự đổi mới về cơ chế quản lý chi phí theo hướng thị trường, tạo sự chủ, tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, góp phần nâng cao hiệu quả của các dự án.

    – Tuy nhiên với những biến động của thị trường và yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới, giai đoạn mới, các chính sách luôn cần vận động để có thể đáp ứng, giải quyết được các yêu cầu, đòi hỏi từ thực tế hoạt động kinh tế-xã hội. Qua hơn 5 năm thực hiện các quy định, hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã bộc lộ những hạn chế, cần có những bổ sung, sửa đổi cần thiết để hoàn chỉnh, vận hành tốt góp phần thúc đẩy hoạt động xây dựng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ mới. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên thì việc thực hiện dự án sự nghiệp kinh tế: “Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình” là một việc cần thiết.

    II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
    – Trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giai đoạn 2010- 2014 và các quy định liên quan đến quản lý chi phí tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 sẽ xây dựng Nghị định về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng (thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009) trình Chính phủ ban hành.
    – Nghị định quản lý chi phí đầu tư xây dựng sau khi được Chính phủ ban hành sẽ là cơ sở để các Bộ, Ngành,địa phương ,các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, các chủ đầu tư xây dựng công trình, tư vấn đầu tư xây dựng, các nhà thầu xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    III. PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN
    Phạm vi thực hiện dự án bao gồm các công việc:
    – Đánh giá, tổng kết cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014 (Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009) thông qua các số liệu, kết quả điều tra và nêu những bài học, những nội dung, vấn đề cần nghiên cứu đổi mới;
    – Tổng quan kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Anh, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…)và những bài học kinh nghiệm rút ra;
    – Làm rõ các quan điểm và những mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
    – Đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
    – Đề xuất nội dung Nghị định Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

    IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
    Việc thực hiện dự án dựa trên phương pháp điều tra, khảo sát thống kê; phương pháp phân tích- tổng hợp, tổng hợp-phân tích và sử dụng kinh nghiệm chuyên gia để giải quyết các nội dung đặt ra theo mục tiêu nghiên cứu.

    V. KẾT CẤU DỰ ÁN
    Kết cấu của dự án bao gồm các phần sau:
    – Phần mở đầu
    – Chương I – Đánh giá, tổng kết thực trạng cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014.
    – Chương II – Tổng quan chi phí đầu tư xây dựng của một số nước trong khu vực và thế giới về cơ chế quản lý và những bài học kinh nghiệm.
    – Chương III- Mục tiêu, quan điểm và các giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
    – Chương IV- Đề xuất nội dung Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
    – Kết luận và Kiến nghị
    – Tài liệu tham khảo.
    – Phụ lục

    Bình luận