1. Sự cần thiết
– 1. Sự cần thiết
– Trong thời gian qua, lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản nước ta đã có bước phát triển tích cực, nhiều dự án khu đô thị mới, phát triển nhà ở, công trình dịch vụ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ đã được hình thành làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống của các tầng lớp nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo lập môi trường đô thị hiện đại. Thị trường bất động sản (BĐS), đặc biệt là phân khúc thị trường nhà ở đã thu hút đáng kể các nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh viêc tạo điều kiện phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Nhà nước cũng quan tâm thực hiê ên các chính sách hỗ trợ, cải thiê ên nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người thu nhập thấp, bước đầu đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.
– Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, việc phát triển nhà ở và thị trường BĐS thời gian vừa qua cũng bộc lộ những yếu kém, không ổn định. Tại nhiều địa phương thị trường BĐS phát triển còn mang tính tự phát, thiếu chiến lược, kế hoạch cụ thể, tính minh bạch của thị trường BĐS trong tất cả các khâu hoạt động của thị trường, từ hoạt động đầu tư, tạo lập BĐS đến hoạt động giao dịch mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê BĐS còn có nhiều hạn chế dẫn đến quan hệ cung – cầu chưa đảm bảo sự cân đối và ổn định, giá nhà ở vẫn đứng ở mức cao so với mặt bằng thu nhập của người dân cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế, cơ cấu sản phẩm nhà ở chưa phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, chương trình phát triển nhà ở phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp triển khai còn bị động, thiếu kế hoạch cụ thể.
– Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những bất cập nêu trên là do nước ta hiện chưa có hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS thống nhất, có độ tin cậy để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành thị trường và cho nhu cầu phát triển của xã hội. Việc thiếu các tiêu chí đánh giá thống nhất và có khoa học, có thể làm cho việc đánh giá thị trường BĐS mang nặng cảm tính, phiến diện. Thiếu hệ thống theo dõi thống kê tình hình thị trường BĐS, hệ thống quản lý và thống kê dữ liệu về sở hữu BĐS, giao dịch BĐS đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành, đề xuất giải pháp để điều chỉnh vĩ mô cũng như định hướng thị trường BĐS.
– Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc điều tra, khảo sát hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường BĐS là cần thiết phải triển khai, mục tiêu cuối cùng là nghiên cứu đề xuất thiết lập được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có độ tin cậy phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
2. Mục tiêu dự án
– Tổng kết kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, phân tích đặc điểm thực tế tại Việt Nam để tiến tới xây dựng phương pháp luận khoa học đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;
– Rà soát, hoàn thiện danh mục, nội dung, quản lý các loại thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý về nhà ở và thị trường BĐS;
– Đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu cho thị trường làm căn cứ xây dựng các quy định về quản lý, lưu trữ thông tin thị trường BĐS.
3. Phạm vi, quy mô và đối tượng điều tra
– Phạm vi, quy mô: Dự án sẽ được tiến hành điều tra, khảo sát thu thập số liệu về hiện trạng quản lý thông tin, các loại thông tin cần thiết về nhà ở và thị trường bất động sản tại Trung ương và các địa phương.
– Đối tượng điều tra khảo sát là: tình hình quản lý và nội dung các thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
4. Phương pháp nghiên cứu và biện pháp thực hiện
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản:
– Phương pháp thống kê chọn mẫu kết hợp kinh nghiệm chuyên gia;
– Phương pháp so sánh, đối chiếu. Các biện pháp thực hiện:
– Sử dụng phương pháp chuyên gia để thống nhất các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp cụ thể thu thập, xử lý số liệu;
– Gửi mẫu phiếu điều tra
– Tập hợp số liệu và xử lý số liệu tại Viện;
– Phân tích số liệu thu thập được;
– Đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu làm căn cứ xây dựng các quy định về quản lý, lưu trữ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
5. Hiệu quả của dự án
Kết quả của việc thực hiện dự án là cơ sở để đề xuất các nội dung quản lý, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS phục vụ công tác quản lý, phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của cộng đồng.
6. Kết quả thực hiện dự án được tổng hợp và trình bày trong báo cáo này với bố cục cụ thể như sau
Kết cấu của Báo cáo dự án bao gồm: Phần mở đầu, ba chương, phần kết luận kiến nghị và các phụ lục, cụ thể:
Phần mở đầu
Chương I: Những vấn đề chung về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
Chương II: Thực trạng việc xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
Chương III: Đề xuất xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục hạ tầng xã hội đồng bộ đã được hình thành làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống của các tầng lớp nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo lập môi trường đô thị hiện đại. Thị trường bất động sản (BĐS), đặc biệt là phân khúc thị trường nhà ở đã thu hút đáng kể các nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh viêc tạo điều kiện phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Nhà nước cũng quan tâm thực hiê ên các chính sách hỗ trợ, cải thiê ên nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người thu nhập thấp, bước đầu đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.
– Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, việc phát triển nhà ở và thị trường BĐS thời gian vừa qua cũng bộc lộ những yếu kém, không ổn định. Tại nhiều địa phương thị trường BĐS phát triển còn mang tính tự phát, thiếu chiến lược, kế hoạch cụ thể, tính minh bạch của thị trường BĐS trong tất cả các khâu hoạt động của thị trường, từ hoạt động đầu tư, tạo lập BĐS đến hoạt động giao dịch mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê BĐS còn có nhiều hạn chế dẫn đến quan hệ cung – cầu chưa đảm bảo sự cân đối và ổn định, giá nhà ở vẫn đứng ở mức cao so với mặt bằng thu nhập của người dân cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế, cơ cấu sản phẩm nhà ở chưa phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, chương trình phát triển nhà ở phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp triển khai còn bị động, thiếu kế hoạch cụ thể.
– Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những bất cập nêu trên là do nước ta hiện chưa có hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS thống nhất, có độ tin cậy để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành thị trường và cho nhu cầu phát triển của xã hội. Việc thiếu các tiêu chí đánh giá thống nhất và có khoa học, có thể làm cho việc đánh giá thị trường BĐS mang nặng cảm tính, phiến diện. Thiếu hệ thống theo dõi thống kê tình hình thị trường BĐS, hệ thống quản lý và thống kê dữ liệu về sở hữu BĐS, giao dịch BĐS đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành, đề xuất giải pháp để điều chỉnh vĩ mô cũng như định hướng thị trường BĐS.
– Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc điều tra, khảo sát hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường BĐS là cần thiết phải triển khai, mục tiêu cuối cùng là nghiên cứu đề xuất thiết lập được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có độ tin cậy phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
2. Mục tiêu dự án
– Tổng kết kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, phân tích đặc điểm thực tế tại Việt Nam để tiến tới xây dựng phương pháp luận khoa học đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;
– Rà soát, hoàn thiện danh mục, nội dung, quản lý các loại thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý về nhà ở và thị trường BĐS;
– Đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu cho thị trường làm căn cứ xây dựng các quy định về quản lý, lưu trữ thông tin thị trường BĐS.
3. Phạm vi, quy mô và đối tượng điều tra
– Phạm vi, quy mô: Dự án sẽ được tiến hành điều tra, khảo sát thu thập số liệu về hiện trạng quản lý thông tin, các loại thông tin cần thiết về nhà ở và thị trường bất động sản tại Trung ương và các địa phương.
– Đối tượng điều tra khảo sát là: tình hình quản lý và nội dung các thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
4. Phương pháp nghiên cứu và biện pháp thực hiện
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản:
– Phương pháp thống kê chọn mẫu kết hợp kinh nghiệm chuyên gia;
– Phương pháp so sánh, đối chiếu. Các biện pháp thực hiện:
– Sử dụng phương pháp chuyên gia để thống nhất các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp cụ thể thu thập, xử lý số liệu;
– Gửi mẫu phiếu điều tra
– Tập hợp số liệu và xử lý số liệu tại Viện;
– Phân tích số liệu thu thập được;
– Đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu làm căn cứ xây dựng các quy định về quản lý, lưu trữ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
5. Hiệu quả của dự án
Kết quả của việc thực hiện dự án là cơ sở để đề xuất các nội dung quản lý, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS phục vụ công tác quản lý, phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của cộng đồng.
6. Kết quả thực hiện dự án được tổng hợp và trình bày trong báo cáo này với bố cục cụ thể như sau
Kết cấu của Báo cáo dự án bao gồm: Phần mở đầu, ba chương, phần kết luận kiến nghị và các phụ lục, cụ thể:
Phần mở đầu
Chương I: Những vấn đề chung về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
Chương II: Thực trạng việc xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
Chương III: Đề xuất xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục