Trang thông tin điện tử - Cơ quan chủ quản: Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng
Tìm kiếm nâng cao
  • ĐỀ TÀI: Nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi về định giá xây dựng phục vụ việc sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

    23/09/2019 - 03:05
    421
    0
    0

    1. Sự cần thiết nghiên cứu
    – Theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được phân thành 03 hạng gồm hạng 1, 2 và 3. Trước khi xin cấp chứng chỉ, các kỹ sư phải qua lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Sau đó các Sở Xây dựng hoặc Bộ Xây dựng thành lập Hội đồng sát hạch kiến thức với các kiến thức liên quan đến chuyên môn về định giá xây dựng, pháp luật trong đầu tư xây dựng và các tình huống thực tế liên quan đến nghiệp vụ định giá xây dựng.

    – Theo nội dung dự thảo Thông tư Hướng dẫn về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng tháng 11/2014, phương pháp sát hạch gồm trắc nghiệm (số lượng câu hỏi không ít hơn 50 câu); tự luận về xử lý một số tình huống thực tế liên quan đến nghiệp vụ định giá xây dựng và phỏng vấn trực tiếp. Trong thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước thường chuyên sâu về kiến thức quản lý nhà nước mà ít chuyên sâu hơn về kiến thức chuyên môn. Đồng thời để tránh trường hợp mỗi đơn vị sát hạch ra các câu hỏi với tỷ trọng từng nội dung chuyên môn theo số câu hỏi khác nhau, mức độ khó dễ khác nhau và chất lượng câu hỏi không đồng đều ảnh hưởng tới chất lượng đánh giá các kỹ sư định giá xây dựng. Do vậy việc xây dựng bài thi trắc nghiệm, các câu hỏi về các tình huống thực tế cần được đơn vị chuyên sâu về kinh kế xây dựng, các chuyên gia về kinh tế xây dựng thực hiện.

    – Về số lượng các câu hỏi để kiểm tra trắc nghiệm: Hiện nay chưa có thống kê chính thức về số lượng các câu hỏi trong bộ đề kiểm tra cuối kỳ trước khi cấp giấy chứng nhận của các cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận đã qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về định giá xây dựng nhưng do không có quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này, không loại trừ khả năng nhiều tổ chức đào tạo có rất ít đề, một đề dùng nhiều lần và bảo mật kém, thậm chí câu hỏi câu hỏi và đáp án không cập nhật theo quy định pháp luật hiện hành. Để tránh tình trạng nêu trên đối với thi, kiểm tra sát hạch cần thiết phải có số lượng câu hỏi lớn hơn, có thể làm thành nhiều đề và sắp xếp ngẫu nhiên để tránh tình trạng bị trùng lắp đề thi, đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá chất lượng thí sinh.

    – Với những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ 5 câu hỏi về định giá xây dựng phục vụ việc sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13” là cần thiết và việc giao cho Viện Kinh tế xây dựng thực hiện nhiệm vụ này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của Viện.

    2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
    – Xây dựng bộ 330 câu hỏi trắc nghiệm về nghiệp vụ định giá xây dựng phục vụ việc sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
    – Nghiên cứu đề xuất các tính năng cần thiết của phần mềm phục vụ việc quản lý ngân hàng câu hỏi và quản lý thi trắc nghiệm. Đối tượng nghiên cứu
    – Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Kiến thức pháp luật và kỹ năng chuyên môn cần thiết của kỹ sư định giá xây dựng nói chung và theo từng hạng I, II, III; cơ sở lý luận về phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi; hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn về việc cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng, chương trình khung đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng; Năng lực hành nghề và yêu cầu về năng lực hành nghề của các kỹ sư định giá xây dựng.
    – Đối tượng điều tra khảo sát là các cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng, các tổ chức đào tạo, tổ chức sử dụng các kỹ sư định giá xây dựng,….
    Phạm vi nghiên cứu
    – Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 05/8/2015 chưa quy định rõ việc chuyển đổi hệ thống chứng chỉ theo quy định của Luật Xây dựng 2003 từ chứng chỉ theo 2 hạng I và II sang hạng I, II, III như thế nào. Đến tháng 12 năm 2015 Bộ Xây dựng chưa ban hành chưa được Thông tư hướng dẫn thực hiện điều này, giả sử tới tháng 3 năm 2016 ban hành được thông tư thì cũng cần thêm thời gian để các cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề làm thủ tục chuyển đổi, các tổ chức đào tạo biên soạn giáo trình, tổ chức bồi dưỡng các nghiệp vụ nâng cao cho đối tượng muốn nâng hạng chứng chỉ. Mặt khác, một bộ câu hỏi kiểm tra cần có số lượng đủ lớn mới đảm bảo sự khách quan mà đối tượng đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề hạng III có số lượng lớn nhất. Có thể hình thức sát hạch cấp chứng chỉ hạng II và hạng I có thể bao 6 gồm cả trắc nghiệm và vấn đáp. Vì vậy trong khi chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, phạm vi nghiên cứu của đề tài này là biên soạn bộ câu hỏi phục vụ việc sát hạch cấp chứng hành nghề định giá hạng III. Đề tài sẽ có những nghiên cứu và kiến nghị về phương pháp sát hạch đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề hạng II và hạng I.

    3. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    – Phương pháp tổng hợp dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nói chung, kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế về yêu cầu năng lực và đánh giá năng lực kỹ sư QS, CE.
    – Phương pháp nghiên cứu tổng hợp kế hợp với khảo sát bằng bảng câu hỏi về đánh giá thực trạng việc đào tạo, cấp giấy chứng nhận về định giá, yêu cầu năng lực đối với kỹ sư định giá trong thời kỳ hội nhập;
    – Phương pháp chuyên gia để xác định yêu cầu về các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về định giá xây dựng; Biên soạn câu hỏi, phản biện về chất lượng câu hỏi, đánh giá độ khó dễ của câu hỏi.
    Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm về định giá xây dựng

    Bình luận