Theo đó, định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng sửa đổi và bổ sung (Sau đây gọi tắt là Định mức dự toán) công tác sử dụng vật liệu xây dựng không nung là định mức kinh tế – kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m2 trát tường… từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật). Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành Xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến…). Về nội dung định mức dự toán bao gồm: Mức hao phí vật liệu; Mức hao phí lao động; Mức hao phí máy thi công.
Kết cấu tập định mức dự toán được trình bày theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và được mã hóa thống nhất theo tập Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng đã được công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng sửa đổi và bổ sung vào 03 chương gồm:
Chương V: Công tác xây gạch đá.
Chương X: Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác.
Chương XI: Các công tác khác.
Ngoài ra, mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác xây dựng đó.
Định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá xây dựng công trình, làm cơ sở xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Quyết định số 1264/QĐ-BXD ngày 18/12/2017 có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2018.