I. Lãnh đạo đơn vị
![]() |
![]() |
Trưởng phòng ThS. Phạm Huy Cường |
Phó Trưởng phòng ThS. Vũ Ngọc Phương |
II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng
1.1. Nghiên cứu tính chất, đặc điểm các loại hình công trình xây dựng, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách quản lý chi phí trong hoạt động đầu tư xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách về hướng dẫn lập và quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
1.2. Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết tình hình phát triển các loại thị trường (thị trường thi công xây dựng, thị trường lao động, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường máy và thiết bị thi công xây dựng, thị trường vốn xây dựng), phân tích và dự báo các yếu tố cơ bản tạo ra sự biến động của thị trường và xu hướng phát triển của thị trường, đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn, điều tiết và thúc đẩy sự phát triển bền vững các loại thị trường.
1.3. Nghiên cứu triển khai các nhiệm vụ khoa học về quản lý kinh tế và thị trường thuộc ngành xây dựng.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu tính chất, đặc điểm các loại hình công trình xây dựng, các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, các cơ chế chính sách quản lý chi phí trong hoạt động đầu tư xây dựng, làm cơ sở đề xuất các cơ chế, chính sách hướng dẫn lập và quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng và bảo trì công trình xây dựng:
2.1.1. Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, đề xuất các phương pháp, hệ thống chỉ tiêu chi phí làm cơ sở để hướng dẫn lập và quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng, bảo trì công trình xây dựng phù hợp với thị trường và theo thông lệ quốc tế, cụ thể:
– Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng (phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng và các khoản mục chi phí cấu thành dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng), chi phí bảo trì công trình xây dựng (phương pháp xác định dự toán bảo trì công trình xây dựng và các khoản mục chi phí cấu thành dự toán, dự toán gói thầu bảo trì công trình).
– Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và đề xuất hệ thống chỉ tiêu chi phí (các khoản mục chi phí trong chi phí hạng mục chung phù hợp với đặc điểm từng loại hình công trình, gói thầu xây dựng; chi phí chung; thu nhập chịu thuế tính trước; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công…) phục vụ công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng.
2.1.2. Nghiên cứu quá trình hình thành, cơ cấu, nội dung của giá xây dựng công trình trong quá trình đầu tư xây dựng, làm cơ sở đề xuất phương pháp xác định khoản mục chi phí cấu thành dự toán chi phí xây dựng công trình phù hợp với thị trường và theo thông lệ quốc tế.
2.1.3. Nghiên cứu quá trình hình thành giá vật liệu đến hiện trường công trình, giá nhân công trực tiếp ngành xây dựng và đề xuất phương pháp xác định giá vật liệu đến hiện trường công trình và đơn giá nhân công xây dựng làm cơ sở lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2.1.4. Nghiên cứu phương pháp xác định, đề xuất hệ thống đơn giá xây dựng công trình theo vùng, khu vực, phương pháp, hệ số điều chỉnh đơn giá phù hợp với thị trường, vùng, khu vực và thời điểm làm cơ sở cho các tổ chức, cá nhân tham khảo trong quá trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2.1.5. Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp, chỉ tiêu, định mức kinh tế – kỹ thuật làm cơ sở xác định độ dài thời gian xây dựng hợp lý của công trình.
2.1.6. Nghiên cứu, đề xuất phương pháp xác định chỉ tiêu suất chi phí bảo trì công xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá phục vụ công tác lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng trong giai đoạn khai thác vận hành.
2.2. Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp, chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật phục vụ công tác xác định và quản lý chi phí công tác bảo trì các loại hình công trình xây dựng (Dân dụng: nhà cửa, vật kiến trúc…; Giao thông: đường, cầu trong đô thị…; Công nghiệp: thiết bị công nghệ…).
2.3. Nghiên cứu, tổng kết đánh giá về hoạt động, tình hình phát triển, cơ chế điều tiết các loại thị trường ngành xây dựng (bao gồm thị trường thi công xây dựng, thị trường lao động, thị trường máy và thiết bị thi công xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường vốn xây dựng), phân tích các yếu tố cơ bản tạo ra sự biến động của các loại thị trường, dự báo xu hướng phát triển của thị trường và đề xuất các giải pháp bình ổn, điều tiết và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các loại thị trường thuộc ngành xây dựng và định kỳ lập báo cáo đánh giá các loại thị trường, dự báo biến động cho kỳ tiếp theo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
2.4. Nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính sách về tiền lương, hệ thống thang lương, bảng lương, hệ số cấp bậc lương áp dụng đối với người lao động trong ngành xây dựng.
2.5. Nghiên cứu, đề xuất phương pháp xác định và phân loại vật tư, vật liệu, thiết bị để tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng công trình.
2.6. Nghiên cứu triển khai các nhiệm vụ khoa học thuộc chức năng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, đề tài, dự án phục vụ công tác quản lý do Bộ giao hoặc theo đặt hàng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2.7. Nghiên cứu biên soạn tài liệu, tổ chức và tham gia tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến ngành xây dựng theo sự phân công của Viện.
2.8. Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin, cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực phục vụ cho việc nghiên cứu theo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.
2.9. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học theo chức năng nhiệm vụ của Viện khi được Viện trưởng giao.
2.10. Thực hiện các hoạt động tư vấn chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ khi được Viện giao.
2.11. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Viện trưởng theo quy định.
2.12. Quản lý cán bộ, viên chức và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Viện Kinh tế xây dựng.
2.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng phân công.