Trong đó, Nghị định số 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ được ban hành ngày 5/12/2017.
Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ; phù hợp với Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/1/2014 của Bộ Chính trị về chính chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 7/12/2017 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: (i) Mức 3.980.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; (ii) Mức 3.530.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; (iii) Mức 3.090.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; (iv) Mức 2.760.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Nghị định số 142/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được ban hành ngày 11/12/2017.
Nghị định quy định về: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các vi phạm quy định về: Xây dựng, quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải; xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn; hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển; đăng ký tàu thuyền và bố trí thuyền viên; sử dụng chứng chỉ chuyên môn, số thuyền viên; hoa tiêu hàng hải; hoạt động kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải; điều kiện hoạt động của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu thuyền và hoạt động phá dỡ tàu thuyền; an toàn công-te-nơ; hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; trục vớt tài sản chìm đắm và báo hiệu hàng hải; đào tạo, huấn luyện thuyền viên; hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển…
Nghị định số 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 quy định về bảo vệ công trình hàng hải tại Việt Nam.
Nghị định này quy định về: Nguyên tắc áp dụng pháp luật về bảo vệ công trình hàng hải; các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình hàng hải; phạm vi bảo vệ công trình hàng hải; xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt; lấy ý kiến về nội dung trong quy hoạch có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải; phương án bảo vệ công trình hàng hải; giám sát thực hiện xây dựng công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải…
Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trợ giúp pháp lý như: Điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý; tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; tiêu chuẩn bổ nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm; số lượng người làm việc, cơ sở vật chất của Trung tâm; điều kiện, thủ tục thành lập, giải thể, sáp nhập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý…
Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ban hành ngày 15/12/2017 nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành điểm a khoản 1 Điều 26 Luật quản lý, sử dụng tài sản công về việc giao Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Theo BĐT Chính phủ