Trang thông tin điện tử - Cơ quan chủ quản: Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng
Tìm kiếm nâng cao
  • Báo cáo nghiên cứu thị trường máy và thiết bị thi công xây dựng 6 tháng đầu năm 2021

    23/11/2021 - 01:39
    614
    0
    0
    1. Tổng quan về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2021
    Trong 06 tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới dần có dấu hiệu khởi sắc với sự phục hồi của các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc… Kinh tế, thương mại toàn cầu có dấu hiệu phục hồi. Khoảng thời gian này đã diễn ra nhiều sự kiên quan trọng, trọng đại của đất nước, nền kinh tế tiếp tục so những chuyển biến tích cực tiếp nối nhưng kết quả trong trọng đã đạt được của năm 2020. Tuy nhiên, rất nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng khá nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng mạnh, chi phí vận chuyển logistic tăng cao, nhất là mặt hàng nguyên vật liệu làm gia tăng áp lực lạm phát và rủi ro trên thị trường tài chính.

    Nền kinh tế trong 06 tháng đầu năm 2021 tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,5% trong năm 2021, cao hơn mức tăng trưởng 6% của toàn thế giới và đạt mức 7,2% vào năm 2022.

    Tuy nhiên, nhờ sự quyết liệt trong điều hành của Chính phủ, kinh tế-xã hội nước ta trong 06 tháng năm 2021 có những điểm sáng với tăng trưởng GDP được dự báo ở mức khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (kịch bản là  7,11%)[[1]], khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chính phủ ban hành để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021.
    Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64% [[2]] cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019
    Theo các chuyên gia đánh giá, với vị thế một ngành công nghiệp có giá trị vốn hóa hơn 115 nghìn tỷ đồng thì ngành xây dựng luôn có những điểm sáng đến từ các công ty có cấu trúc tài chính lành mạnh thể hiện vị thế của mình so với các đối thủ trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.

    Biểu đồ 1: Mức đóng góp vào tăng trưởng chung của các lĩnh vực trong nền kinh tế 06 tháng đầu năm 2021

    Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 8,17% vào mức tăng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36% (đóng góp 59,05%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 11,42%; khu vực dịch vụ tăng 3,96% (đóng góp 32,78%). Điều đáng nói là, ngành công nghiệp tăng gần 9% trong 6 tháng đầu năm nay, gần tương đương tốc độ tăng 9,13% trong nửa đầu năm 2019 – giai đoạn trước khi xảy ra COVID-19 và cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020.

    So sánh với số liệu từ Tổng cục Thống kê, ngành xây dựng 06 tháng đầu năm 2021 tăng 5,59%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 4,54% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2014-2021, đóng góp 0,37 điểm phần trăm. Như vậy có thể thấy, mức độ tăng trưởng thực tế của ngành xây dựng khá sát với dự báo trước đó cho cả năm 2021. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm của ngành xây dựng vào thời điểm cuối năm, khi mà tốc độ giải ngân vốn đầu tư được đẩy nhanh, thì hứa hẹn mức tăng trưởng của ngành xây dựng sẽ đạt được con số cao hơn kỳ vọng.
     
    Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng giai đoạn 2013-2020

    Trong các tháng nửa đầu năm 2021, nhiều chuyên gia vẫn đánh giá tích cực về triển vọng ngành xây dựng năm 2021 với tăng trưởng thực dự phóng đạt 7,2% [[3]], dựa trên kịch bản cơ sở dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát và tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi. Trong năm 2021, xây dựng nhà không để ở được dự báo sẽ tăng trưởng cao nhất ở khoảng mức  9% nhờ vào dấu hiệu khôi phục của du lịch và sản xuất công nghiệp nội địa trong cuối năm 2020.

    Trong khi đó, do tới khoảng 93% thị trường xây dựng nhà ở tại Việt Nam là nhà tự xây tự ở, ít nhạy cảm với thay đổi ngắn hạn của môi trường kinh tế, xây dựng nhà ở có thể đạt tăng trưởng dự phóng ở khoảng mức 7,0% nhờ được hưởng lợi từ các cải cách pháp lý có hiệu lực từ đầu năm 2021. Ngược lại, triển vọng lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục ở mức thấp nhất trong ngành xây dựng (khoảng mức 5%) và khó có đột phá trong ngắn hạn trong bối cảnh ngân sách hạn chế và hiệu quả của Luật PPP 2020 chưa thực sự rõ ràng.

    Biểu đồ 2: Tăng trưởng thực dự phóng ngành xây dựng Việt Nam (2021)

    Liên quan đến thị trường xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh và nguồn nguyên liệu, giá của hầu hết các loại vật liệu đều tăng, đặc biệt là thép – vật liệu chiếm giá trị lớn trong chi phí xây dựng công trình đã tăng đến 30-35% so với thời điểm cuối năm 2020. Nhiều dự án nguy cơ không hoàn thành tiến độ do ảnh hưởng của giá sắt thép tăng cao kỷ lục. Giá thép tăng kỷ lục là lực cản tiến độ với nhiều công trình xây dựng. Một số công trình nhà thầu đã phải buộc dừng thi công hoặc chuyển sang thi công hạng mục không dùng vật liệu thép, chờ giá nguyên vật liệu giảm xuống để qua đợt khó khăn này. Việc tạm dừng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng dự án Giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến hàng loạt dự án chậm tiến độ. Nhiều công trình trọng điểm trên cả nước đang có nguy cơ không thể hoàn thành theo kế hoạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.

    2. Diễn biến thị trường thuê máy và thiết bị thi công xây dựng 6 tháng đầu năm 2021

    Tại Quý I/2021 là thời điểm đầu năm cũng là thời điểm bước vào những ngày cuối năm âm lịch, cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh trong giai đoạn này và nhiều công trình bước vào giai đoạn hoàn thiện nước rút để bàn giao, nhu cầu xây dựng tăng cao hơn khiến cho thị trường cho thuê máy và thiết bị thi công tại các thành phố lớn cũng có mức biến động tăng nhẹ. Bước sang quý II/2021, là thời điểm sau Tết nguyên đán, nhu cầu xây dựng công trình xây dựng nhỏ lẻ, khu dân cư có dấu hiệu giảm rõ rệt so với quý I. Tuy nhiên, tiếp tục đà phát triển của thị trường xây dựng khiến nhu cầu thuê máy và thiết bị thi công của các nhà thầu xây dựng được đánh giá ở mức ổn định. 

    Trong 6 tháng đầu năm nay, nhiều dự án và công trình có quy mô lớn được khởi công với nhiều dự án nổi bật như: Hà Nội với dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, hầm chui Lê Văn Lương – Vành đai 3( tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng), Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10, đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền ( tổng mức đầu tư hơn 1.220 tỷ đồng), cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ (tổng mức đầu tư 4.826 tỷ đồng), cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt (hơn 11.100 tỷ đồng), Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 (109 nghìn tỷ đồng)…Xu hướng tăng trưởng của thị trường xây dựng có xu hướng làm tăng nhu cầu thuê máy và thiết bị thi công của các nhà thầu xây dựng trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình trong dài hạn.
     
    Biều đồ 3: Diễn biến giá nhiên liệu trên thị trường 6 tháng đầu năm 2021
    Đơn vị: đồng/lít
     (Nguồn: Petrolimex)

    Theo số liệu khảo sát mức biến động giá nhiên liệu trên thị trường Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá xăng dầu đã qua 11 kỳ điều chỉnh với 7 lần tăng giá, 2 lần giảm giá và 2 lần giữ nguyên. Qua khảo sát mức biến động giá nhiên liệu trên thị trường (xăng và dầu diezel), quý I/2021 giá xăng dầu có xu hướng tăng. Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu toàn cầu trong quý I/2021 tăng cao trở lại trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều nước lớn trên thế giới hồi phục mạnh mẽ, bất chấp những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, được nhìn nhận là yếu tố chính khiến giá dầu tăng vọt trên thị trường thế giới.
    Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu toàn cầu trong các ngày đầu tháng 6.2021 tăng cao trở lại trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều nước lớn trên thế giới hồi phục mạnh mẽ, bất chấp những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, được nhìn nhận là yếu tố chính khiến giá dầu tăng vọt trên thị trường thế giới. So với thời điểm tháng 1/2021 thì sang tháng 6/2021, giá xăng đã có mức biến động tăng  18,58%, dầu diezel tăng 19,41%. Có thể thấy, giá xăng dầu trong nước có mức biến động tăng khá mạnh mã theo đà tăng của giá xăng dầu thế giới khi nên kinh tế thế giới đang trong đà hồi phục sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
    Theo số liệu khảo sát mức biến động giá nhiên liệu trên thị trường (xăng và dầu diezel), bình quân giá xăng dầu trong 6 tháng đầu năm 2021 có mức tăng khá đáng kể so với với bình quân trong 6 tháng đầu năm 2021, mức tăng 12,31% với xăng và 3,96% với dầu diezel. Theo đánh giá, mức biến động tăng của giá xăng dầu trong 6 tháng đầu năm 2021 không ảnh hưởng nhiều đến giá thuê máy trên thị trường.

    Bảng 1: Diễn biến bình quân giá nhiên liệu trong kỳ so sánh
      Đơn vị: đồng/lít

    TT Nội dung Bình quân 6 tháng đầu năm 2020 Bình quân 6 tháng đầu năm 2021  
    Chênh lệch tuyệt đối
    Chênh lệch tương đối (%)
    1 Xăng 14.779 16.598 +1.819 +12,31%
    2 Dầu diezel 12.035 12.512 +477 +3,96%
     
    Theo đánh giá, mức biến động tăng của giá xăng dầu trong 6 tháng đầu năm 2021 ảnh hưởng đến biến động yếu tố đầu vào của giá ca máy trong dự toán xây dựng của các nhóm công trình. Xét yếu tố đầu vào của dự toán xây dựng cho thấy, mức tăng của giá nhiên liệu trong giai đoạn này tác động mạnh mẽ nhất đến dự toán của nhóm công trình giao thông (mức tăng 0,26%) và nông nghiệp và phát triển nông thôn (mức tăng 0,23%). Điều này có thể giải thích bởi tỷ trọng chi phí máy thi công sử dụng nhiên liệu của loại hình công trình này lớn hơn các loại hình công trình còn lại, đặc biệt là nhóm máy phục vụ đào đắp.

    Bảng 2: Đánh giá ảnh hưởng của biến động giá nhiên liệu trong dự toán xây dựng công trình (6 tháng  đầu năm 2021 so với 6 tháng đầu năm 2020)

    Loại hình
    công trình
    Tỷ trọng chi phí máy thi công trong chi phí trực tiếp thuộc dự toán xây dựng Tỷ trọng chi phí nhiên liệu trong chi phí máy thi công Mức tăng
     bình quân giá nhiên liệu (
    6 tháng  đầu năm 2020 so với 6 tháng đầu năm 2021)
    Mức giảm bình quân trong chi phí trực tiếp thuộc dự toán xây dựng (%)
    Dân dụng 4,25% 26,54% 8,14% 0,09%
    Công nghiệp 6,54% 31,24% 8,14% 0,17%
    Hạ tầng 4,24% 39,45% 8,14% 0,14%
    Giao thông 9,06% 35,70% 8,14% 0,26%
    Nông nghiệp & PTNT 8,27% 33,48% 8,14% 0,23%
    Qua theo dõi diễn biến giá thuê máy và thiết bị thi công xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2021 tại 3 thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) nhìn chung có mức biến động tăng nhẹ so với năm 2020. Một số nhóm máy có chi phí đầu tư thấp, khả năng cung trên thị trường lớn có mức biến động ít, thậm chí không biến động (nhóm máy giá công kim loại, nhóm máy phục vụ công tác bê tông). Môt số nhóm máy có nhu cầu thuê trên thị trường cao vẫn có mức biến động tăng nhẹ như nhóm máy làm đất (tăng 0,98 – 1,9%), nhóm máy vận chuyển (tăng 1,21 – 2,2%). Tuy nhiên, theo nhận định chung thì khả năng cung cấp dịch vụ cho thuê trên thị trường vẫn rất dồi dào nên không xảy ra tình trạng khan hiếm.

    Qua phân tích cho thấy giá thuê máy 06 tháng đầu năm 2021 so với cũng kỳ năm 2020 thì giá thuê của nhóm máy nâng hạ và máy làm đất có mức biến động tăng cao hơn từ 0.5 – 1%, bởi nhu cầu sử dụng các loại máy này trong xây dựng hạ tầng và dân dụng là khá cao trong đầu năm 2021 với hàng loạt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng được khởi công trong giai đoạn này. Bên canh đó, giá nhiên liên liệu tăng cao cũng giải thích cho nguyên nhân nêu trên. Nếu như giá nhiên liệu không có mức biến động tăng mạnh trong thời gian tới thì mức biến động gía thuê đối với nhóm máy trên có khả năng tăng hơn nữa.

    Biều đồ 4: Diễn biến giá thuê máy 6 tháng đầu năm 2021 so với năm 2020
    Đơn vị: %

    Ghi chú: Bảng giá thuê một số loại máy và thiết bị thi công xây dựng trên thị trường 6 tháng đầu năm 2021 được đính kèm Phụ lục của Báo cáo

    3. Dự báo cho kỳ phân tích tiếp theo (6 tháng cuối năm 2021)

    Ngành xây dựng và GDP có mối tương quan cao, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng sẽ tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2021. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế tại bối cảnh dịch bệnh, nhiều chuyên gia kỳ vọng tăng trưởng của ngành xây dựng sẽ là động lực cho nền kinh tế của cả nước trong nửa cuối năm 2021.

    Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng điểm triển vọng lên tích cực. Đây là tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế năm 2021.Một số chuyên gia nhận định tín hiệu lạc quan GDP 6 tháng cuối năm 2021 đạt mức tăng trưởng trên 7%.

    Trong 06 tháng cuối năm 2021 sẽ là giai đoạn gấp rút để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để thực hiện giải ngân vốn đầu tư hoàn thành kế hoạch năm. Đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Đây là động lực tăng trưởng cho ngành xây dựng trong nửa cuối năm 2021. Theo đó, thị trường máy và thiết bị thi công xây dựng cũng có cơ hội để phát triển hơn nữa với nhiều chủng loại máy xây dựng thế hệ mới có tính năng kỹ thuật hiện đại, năng suất cao theo chân các nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường xây dựng Việt Nam.

    Theo số liệu thống kê hàng năm thời điểm đầu năm cũng là thời điểm bước vào những ngày cuối năm âm lịch, nhiều công trình bước vào giai đoạn hoàn thiện nước rút để bàn giao trước tết ấm lịch, nhu cầu xây dựng tăng cao hơn có thể khiến cho thị trường cho thuê máy và thiết bị thi công tại các thành phố lớn cũng có mức biến động tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, sẽ không có mức biến đông lớn về giá thuê máy bởi nguồn cung dịch vụ trên thị trường được đánh giá khá dồi dào.
     

     

    [[1]] Nguồn Bộ KHĐT: Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội trình Chính phủ  (6/2021)
    [[2]] Báo cáo tình hình KT-XH 06 tháng đầu năm 2021 của Tổng cục thống kê
    Bình luận
    Các bài viết liên quan