1. Bối cảnh thực hiện dự án sự nghiệp kinh tế
- Để thực hiện công cuộc đổi mới, đƣa nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trƣờng, Chính phủ đã tích cực đổi mới, ban hành các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế vĩ mô trong đó có việc theo dõi sự biến động của chi phí đầu tƣ xây dựng, quản lý nền kinh tế xây dựng theo cơ chế kinh tế thị trƣờng, phù hợp với qui luật cung cầu và phù hợp với sự tiến bộ về khoa học công nghệ, với thông lệ Quốc tế. Để đạt đƣợc mục đích này thì Chính phủ đã ban hành và công bố một số các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phục vụ công tác quản lý kinh tế vĩ mô trong xây dựng nhƣ chỉ tiêu chỉ số giá xây dựng quốc gia.
- Trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, việc nghiên cứu và sử dụng các công cụ kinh tế nhằm theo dõi và quản lý sự biến động của thị trƣờng xây dựng nói chung và chi phí xây dựng nói riêng là hết sức cần thiết. Do đặc điểm của ngành xây dựng là thời gian thi công kéo dài và chịu tác động thƣờng xuyên của sự thay đổi về giá cả vật liệu, nhân công và máy thi công, thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nƣớc nên chi phí xây dựng của các công trình thƣờng khó so sánh khách quan và theo dõi để phục vụ mục đích quản lý kinh tế vĩ mô. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có sự tổng hợp, điều tra khảo sát cả hệ thống ngành xây dựng nhằm thu thập các số liệu, dữ liệu về giá xây dựng công trình. Việc nghiên cứu và tính toán chỉ số giá xây dựng quốc gia nhằm cung cấp một công cụ quản lý hữu hiệu hơn không chỉ cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về xây dựng, cơ quan thống kê về kinh tế - xã hội mà còn cho các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp và xa hơn là nâng cao vai trò ý nghĩa của chỉ số giá xây dựng trong phát triển thị trƣờng bất động sản, trong hoàn thiện hệ thống thống kê của Việt Nam, góp phần tích cực quản lý giá cả xây dựng nói riêng, quản lý thị trƣờng giá cả và kiểm soát lạm phát nói chung.
- Từ khi đề án đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc Chính phủ ban hành tại văn bản số 1585/TTg ngày 09/10/2006, khái niệm chỉ số giá xây dựng đƣợc nhắc đến lần đầu tiên và tạo ra bƣớc đột phá lớn trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng theo định hƣớng kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu nhƣ vậy, năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình đã có quy định việc sử dụng một số chỉ tiêu chi phí xây dựng để quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nhƣ tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình. Hiện nay, các chỉ số giá xây dựng công trình đã đƣợc các địa phƣơng tính toán, công bố trên từng địa bàn khu vực của tỉnh, thành phố.
- Tuy nhiên, các chỉ số giá xây dựng công trình ban hành theo từng địa phƣơng với các đặc điểm cấu thành khác nhau. Việc ứng dụng vào mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô nhƣ yêu cầu đã trình bày ở trên là chƣa phù hợp, tồn tại nhiều nội dung bất cập và độ chính xác không cao. Do vậy, ngày 02/6/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu Thống kê quốc gia, trong đó quy định rõ Bộ Xây dựng có trách nhiệm thu thập, tổng hợp và tính toán đối với Chỉ số giá xây dựng (mã số 1205), thuộc nhóm B, đƣợc bắt đầu công bố từ năm 2014. Chỉ số giá xây dựng quốc gia là loại chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng và là thông tin ban đầu về giá cả xây dựng hết sức cần thiết giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc đánh giá và hoạch định chiến lƣợc, chính sách và xây dựng kế hoạch phát triển ngành xây dựng.
- Dự án SNKT “Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán và công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia” đƣợc thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta sau một thời gian đạt đƣợc sự tăng trƣởng ổn định nhờ vào việc mở rộng quy mô đầu tƣ theo chiều rộng đang đứng trƣớc những nguy cơ khủng hoảng gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô, làm chậm quá trình đổi mới mô hình tăng trƣởng và thực hiện tái cấu trúc lại nền kinh tế. Qua xem xét tình hình thực hiện đầu tƣ xây dựng của một số dự án, công trình xây dựng ở giai đoạn 2005 - 2010 cho thấy mức độ điều chỉnh tổng mức đầu tƣ, dự toán xây dựng đƣợc duyệt do yếu tố biến động giá xây dựng là khá lớn. Ví dụ nhƣ trong số 40 dự án của Bộ giao thông vận tải đã đƣợc phê duyệt trong giai đoạn 2008 - 2009 với tổng mức đầu tƣ 76.665 tỷ đồng thì đến cuối năm 2011, chi phí đề nghị điều chỉnh do nguyên nhân biến động giá xây dựng là 22.081 tỷ đồng, tăng khoảng 28,8% so với giá trị tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt. Tƣơng tự, trong số 117 dự án sử dụng 3 vốn ngân sách của Thành phố Hà nội với tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt là 19.924 tỷ đồng, có mức chi phí đề nghị điều chỉnh do nguyên nhân trƣợt giá xây dựng là 5.941 tỷ dồng, tăng khoảng 29,8% so với giá trị tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt… Mức độ tăng giá xây dựng giai đoạn này đã tác động bất lợi đến việc thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng (kéo dài tiến độ đƣa công trình vào khai thác sử dụng, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tƣ xây dựng…).
- Do vậy, Bộ Xây dựng đã giao nhiệm vụ cho Viện Kinh tế xây dựng tiến hành Dự án SNKT điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia. Các thông tin, cơ sở dữ liệu này là nguồn số liệu quan trọng giúp Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc nói chung và đáp ứng đƣợc yêu cầu từ Quyết định 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ nói riêng.
2. Mục đích của dự án sự nghiệp kinh tế
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc thống kê, điều tra thu thập số liệu về giá xây dựng công trình;
+ Thực hiện điều tra, thu thập số liệu và tổng hợp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ mục tiêu tính toán chỉ số giá xây dựng quốc gia theo Quyết định 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ;
+ Bƣớc đầu xây dựng hệ thống lƣu trữ thông tin dữ liệu về giá xây dựng theo các vùng trên phạm vi cả nƣớc;
+ Áp dụng phƣơng pháp tính toán chỉ số giá xây dựng quốc gia sử dụng cơ sở dữ liệu điều tra khảo sát (sản phẩm của dự án SNKT) để tính chỉ số giá xây dựng quốc gia theo quy định;
3. Đối tƣợng và phạm vi điều tra khảo sát
a. Đối tƣợng: Các công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng trên phạm vi cả nƣớc trong giai đoạn 2010-2011;
b. Phạm vi:
+ Các yếu tố cấu thành chi phí đầu tƣ xây dựng công trình, nhƣ là vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng, chi phí tƣ vấn, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, …
+ Các cơ chế chính sách quản lý đầu tƣ xây dựng, các chính sách liên quan đến giá vật liệu đầu vào và diễn biến thị trƣờng xây dựng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dự án sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ là:
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về chi phí đầu tƣ xây dựng công trình
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu cơ sở thu thập đƣợc từ quá trình điều tra khảo sát
- Phƣơng pháp đánh giá, thu thập lấy ý kiến chuyên gia
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
5. Cấu trúc của dự án sự nghiệp kinh tế
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, dự án SNKT đƣợc cấu trúc bao gồm 3 chƣơng thuyết minh chính và các phụ lục kèm theo, cụ thể là:
- Mở đầu
- Chƣơng 1: Tổng quan về chỉ số giá xây dựng quốc gia
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp và nội dung điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu
- Chƣơng 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán chỉ số giá xây dựng quốc gia
- Kết luận và Kiến nghị
- Phụ lục